您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【thứ hạng của giải ngoại hạng đan mạch】Tiền sản giật: Bệnh nguy hiểm trong thai kỳ

Nhà cái uy tín727人已围观

简介“Tiền sản giật là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng k ...

“Tiền sản giật là một căn bệnh nguy hiểm,ềnsảngiậtBệnhnguyhiểmtrongthaikỳthứ hạng của giải ngoại hạng đan mạch có thể gây ra những biến chứng khó lường cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, mọi người mẹ khi mang thai cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình, nắm bắt thông tin về căn bệnh này, theo dõi thai kỳ thường xuyên, phát hiện, chủ động và kịp thời xử lý khi có vấn đề không mong muốn xảy ra”, BSCKI Lê Hoàng Tín (ảnh), Trưởng Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang, thông tin khi trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang xoay quanh căn bệnh tiền sản giật.

Trước tiên, bác sĩ có thể thông tin cho thai phụ biết tiền sản giật nguy hiểm như thế nào ?

- Tiền sản giật là tình trạng bệnh vô cùng nguy hiểm xảy ra ở khoảng 5-8% số thai phụ, thường là từ tuần 20 trở lên. Chứng bệnh này có thể gây ra những cơn co giật và có thể gây đột quỵ, tử vong cho thai phụ. Tiền sản giật rất nguy hiểm, nhưng những dấu hiệu sớm chỉ có thể phát hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa bằng cách đo huyết áp hay xét nghiệm nồng độ protein trong nước tiểu. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, thai phụ cần nhận biết được những dấu hiệu chính của bệnh và tìm sự giúp đỡ của bác sĩ ngay lập tức.

Những triệu chứng thường gặp khi bị tiền sản giật là gì, thưa bác sĩ ?

- Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của tiền sản giật là sưng phù (còn gọi là phù nề) ở bàn chân, ngón chân, tay và mặt. Dấu hiệu này có thể rất khó khăn để nhận biết khi ở tình trạng nhẹ. Để phân biệt phù nề khi bị tiền sản giật so với phù nề thông thường trong thai kỳ, người mẹ nên gọi cho bác sĩ nếu thấy sưng phù đột ngột. Nếu bị sưng phù cả mặt và tay, cần đặc biệt lưu ý.

Thai phụ bị tiền sản giật thường bị đau đầu dai dẳng, có thể cảm thấy không chịu nổi. Đau đầu trong một vài giờ sẽ không quá nguy hiểm, nhưng nếu những cơn đau này kéo dài không dứt, ngay cả khi dùng thuốc giảm đau.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, như: rối loạn thị lực; tăng cân đột ngột từ 1-2 kg/tuần; đau bụng dữ dội cộng với đau lưng và vai; nôn ói với mức độ nặng nề hoặc đột nhiên nôn ói sau tuần 20 thai kỳ.

Nguy cơ bị tiền sản giật cao ở nhóm thai phụ nào, thưa bác sĩ ?

- Bất cứ thai phụ nào cũng có nguy cơ bị tiền sản giật, các bác sĩ không khẳng định chắc chắn được nguyên nhân vì đâu. Tuy nhiên, một số trường hợp nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn như ở phụ nữ mang thai bị cao huyết áp hoặc nồng độ protein trong nước tiểu cao; phụ nữ trên 40 tuổi và dưới 20 tuổi; thai phụ cũng có nguy cơ cao nếu tiền sử gia đình có mẹ, chị gái, cô, dì từng bị tiền sản giật hoặc một số vấn đề sức khỏe tiền mang thai và mang đa thai.

Vậy tiền sản giật được điều trị như thế nào, thưa bác sĩ ?

- Trường hợp tiền sản giật nhẹ, thai non tháng, người mẹ có điều kiện, có kiến thức có thể tự theo dõi. Thai phụ cần tái khám mỗi tuần 1 lần tại bệnh viện để làm các xét nghiệm, huyết đồ, chức năng gan, chức năng thận, xét nghiệm đông máu toàn bộ, nhóm máu và tổng phân tích nước tiểu, đo monitoring sản khoa, siêu âm thai Doppler, hướng dẫn theo dõi cử động thai máy. Tại nhà, thai phụ cần đo huyết áp ngày 2 lần sáng - chiều, ghi nhớ lại các thông số đo được, theo dõi cân nặng, thai máy, nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, không làm việc.

Nếu bị tiền sản giật nặng, phải chấm dứt ngay bệnh bằng việc sinh thai nhi ra, ngay cả khi thai nhi còn non tháng để tránh nguy cơ biến chứng nặng và tử vong cho mẹ. Người mẹ có thể được kích thích chuyển dạ trong một vài ngày và mổ đẻ là cần thiết cho người mẹ tiền sản giật.

Thưa bác sĩ, có cách nào để phòng tránh hay nhận biết sớm bị tiền sản giật ?

- Để phòng ngừa tiền sản giật khi mang thai, thai phụ nên đến các bệnh viện, trung tâm y tế khám thai thường xuyên. Đặc biệt cần phải tuân thủ đúng lịch hẹn khám thai để có thể đo tình trạng huyết áp, chất đạm trong nước tiểu nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tiền sản giật. Những chị em có con muộn (ngoài 35-36 tuổi), trước khi mang thai từng bị cao huyết áp, hoặc trong gia đình có người từng mắc tiền sản giật thì cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn cẩn thận.

Bên cạnh đó, thai phụ cần nhận thức được những triệu chứng của tiền sản giật để nhanh chóng thông báo với bác sĩ và được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, cả mẹ và bé có thể bị đột quỵ, phù phổi cấp, hôn mê sâu và nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong do biến chứng sản giật gây ra. Ngoài ra, các chị em cũng nên đến các phòng khám, bệnh viện để được các bác sĩ cho lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt hợp lý nhất.

Xin cảm ơn bác sĩ !

HỒNG DIỄM thực hiện

Tags:

相关文章