【ket ket qua bong da】Sản xuất ô tô
Giá xe sản xuất trong nước cao hơn nhập khẩu
Tại cuộc họp lấy ý kiến các doanh nghiệp sản xuất,ảnxuấtôtôket ket qua bong da lắp ráp ô tô diễn ra chiều ngày 28/2, ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2016, tổng số xe ô tô mới đưa vào lưu thông tại thị trường Việt Nam là 459.634 chiếc, trong đó sản xuất trong nước 341.077 chiếc, nhập khẩu 118.557 chiếc.
Trong đó, có 12 hãng có hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước (Toyota, Hyundai, Kia, Mazda, Honda, Chevrolet, Ford, Mitsubishi, Nissan, Suzuki, Isuzu, Mercedes-Benz) đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe trong nước, với tổng sản lượng của thị trường xe du lịch khoảng 210.000 xe/năm trong năm 2016.
Các chủng loại xe tải, xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỉ lệ nội địa hóa cao, đáp ứng về cơ bản thị trường nội địa (xe tải đến 7 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa trung bình 55%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, một số loại xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 45% đến 55%). Một số loại sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ…
Tuy nhiên, theo ông Hoài, giá bán xe lắp ráp trong nước vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực và chất lượng xe mặc dù có cải tiến nhưng không bằng xe nhập khẩu. “Xe lắp ráp ở Việt Nam chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản”, ông Hoài nói.
Phía các doanh nghiệp cũng thừa nhận rằng, giá thành sản xuất xe trong nước vẫn đang cao hơn xe nhập khẩu nguyên chiếc. Ông Yoshihisa Maruta, Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam (kiêm Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) nhìn nhận, việc thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN giảm còn 0% vào năm 2018 về góc độ thị trường là tốt nhưng từ góc độ sản xuất thì đó là thách thức lớn. Để ứng phó với khó khăn này, đại diện Toyota Việt Nam cho hay đã quy hoạch lại, thu hẹp lại những dòng xe sản xuất.
Còn theo ông Phạm Văn Dũng, Tổng giám đốc Ford Việt Nam, thuế nhập khẩu linh kiện đang quá cao. Hiện, chi phí lắp ráp của Việt Nam đang cao hơn các nước khác khoảng 20%.
Nguyên nhân do sự chênh lệch từ cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt song vấn đề này đã được xử lý sau khi áp dụng Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô. Ngoài ra, nguyên nhân do sự chênh lệch khi tính thuế nhập khẩu linh kiện bởi các nhà sản xuất ô tô ngoài nhập khẩu từ các nước ASEAN còn nhập từ các nước khác nữa. Ví dụ như động cơ, hộp số đều đang chênh từ 20-30%.
Bên cạnh đó, dù vẫn có mong muốn duy trì phát triển sản xuất trong nước nhưng đại diện của Honda Việt Nam cho rằng, điều đó rất khó khăn trong bối cảnh dung lượng thị trường Việt Nam còn nhỏ, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, chính sách ưu đãi chưa rõ ràng…
4 nhóm giải pháp
Để đạt mục tiêu tiếp tục duy trì sản xuất tại Việt Nam, các doanh nghiệp đồng loạt cho rằng Chính phủ cần có thêm cơ chế ưu đãi, khuyến khích về thuế, nhất là thuế nhập khẩu linh kiện, để giảm mức chênh lệch giữa xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu.
Nhiều doanh nghiệp cũng đề nghị cần có giải pháp nâng cao dung lượng thị trường của Việt Nam thông qua hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Sau khi nghe ý kiến của các doanh nghiệp, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay, để hỗ trợ cho các nhà sản xuất lắp ráp ô tô giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh, Bộ Công Thương đang kiến nghị với Bộ Tài chính liên quan đến việc điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt, nhất là thuế nội địa và thuế với các linh kiện nhập khẩu.
“Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ hết mức với các doanh nghiệp lắp ráp ô tô. Tuy nhiên chúng ta cũng phải “liệu cơm gắp mắm” để phù hợp với điều kiện của chúng ta hiện nay và kiểu gì cũng phải phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ thì mới mong giảm được giá thành xe lắp ráp trong nước”, Thứ trưởng nói.
Thông tin thêm, ông Hải cho biết, đến ngày 15/4 Bộ Công Thương sẽ trình lên Chính phủ Nghị định về sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe ô tô để phù hợp quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 2, Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 của Luật Đầu tư. Dự kiến, Nghị định sẽ ban hành đúng tiến độ, kịp thời hướng dẫn thực hiện vào ngày 1/7 tới đây.
Bổ sung thêm thông tin, ông Trương Thanh Hoài cũng đề xuất 4 nhóm giải pháp để phát triển công nghiệp ô tô trong giai đoạn tới.
Thứ nhất, tạo dựng thị trường đủ lớn cho các nhà sản xuất ô tô trong nước (khuyến khích sử dụng xe ô tô sản xuất trong nước, bảo hộ hợp lý thị trường xe ô tô trong nước) như: Có các biện pháp bảo hộ hợp lý thị trường trong nước thông qua các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp chống gian lận thương mại như giá khai báo thuế, gian lận tỷ lệ nội địa nhằm hưởng các ưu đãi thuế quan; đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước (có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của chủ thể nhập khẩu xe đối với người tiêu dùng, tương tự như đối với xe sản xuất trong nước).
Thứ hai, hỗ trợ các nhà sản xuất ô tô để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị cạnh tranh: Ban hành các tiêu chuẩn, qui chuẩn linh kiện, phụ tùng, hài hòa hóa tiêu chuẩn; điều chỉnh thuế nhập khẩu linh kiện và phụ tùng theo nguyên tắc nhỏ hơn mức thuế nhập khẩu ô tô thành phẩm theo cam kết đã ký; nghiên cứu khả năng áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe có tỷ lệ nội địa hóa cao (không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối phần giá trị tạo ra trong nước).
Thứ ba, phát triển công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa sản xuất linh kiện và phụ tùng, hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nội địa nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn thông qua việc hợp tác - liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất - lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện trong và ngoài nước.
Thứ tư là thu hút đầu tư các Tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án có quy mô lớn tại Việt Nam, đặc biệt tập trung vào các thương hiệu và dòng xe chưa có tại khu vực ASEAN.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy hiện Việt Nam chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự (phần lớn lắp ráp đơn giản). Dây chuyển sản xuất chủ yếu 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra. Tỉ lệ NĐH xe cá nhân đến 9 chỗ đạt thấp (bình quân 7-10%). Phần lớn linh kiện và phụ tùng phải NK năm 2014, 2015, 2016 NK lần lượt 2,2 tỷ, 3 tỷ và 3,5 tỷ USD. |
下一篇:Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
相关文章:
- Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
- Hơn 400 đơn vị máu cung cấp cho Trung tâm truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy
- Bản tin 100 độ ngày 24
- Phát huy tốt tinh thần “Tuổi cao, gương sáng”
- Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- Thay đổi để đối phó tình trạng thiếu lương thực trong dịch COVID
- Sacombank chi nhánh Chơn Thành trao quà tết cho người nghèo
- Thiện nguyện bằng cái tâm
- Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- Năm 2021, Phú Riềng phấn đấu 91% người dân trên địa bàn tham gia BHYT
相关推荐:
- Tài xế bán tải chạy lấn làn đường xe máy, 'làm xiếc' trên cầu
- Ghi nhận thêm 36 ca mắc mới, trong đó 17 ca lây nhiễm trong cộng đồng
- 5 người nước ngoài nhập cảnh trái phép âm tính lần 1 với Covid
- Người dân bức xúc vì thảm nhựa khi nền đường ướt sũng
- Chuỗi sự kiện VNG Ironman 70.3 Việt Nam đã có phiên bản online
- Gia đình là nơi bình yên
- Chơn Thành tăng cường tuyên truyền lưu động phòng, chống dịch Covid
- Xe tải mất lái tông sập cổng, hàng rào nhiều nhà dân
- Thu nhập cần có để lọt vào top giàu nhất tại các bang của nước Mỹ
- Muôn màu nhịp sống mưu sinh
- LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
- Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
- Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
- Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
- Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi