【lich thi bong da y】Cơ hội tháo “ngòi nổ” cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran

co hoi thao ngoi no cuoc khung hoang hat nhan iran

Bên trong một cơ sở hạt nhân ở Iran

Dẫn lời Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi,ơhộitháongòinổcuộckhủnghoảnghạtnhâlich thi bong da y hãng thông tấn IRNA cho biết, 6 thành viên IAEA "được phép thăm bất cứ khu vực hạt nhân nào nếu họ yêu cầu". Ông Salehi - hiện đang tham dự hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) tại Addis Ababa (Ethiopia) - tỏ ra "rất lạc quan" về chuyến thăm của IAEA. Ông khẳng định: "Iran chưa từng và không bao giờ theo đuổi vũ khí hạt nhân".

Chuyến thăm của IAEA được coi là cơ hội hiếm hoi để làm dịu bớt phản ứng của cộng đồng quốc tế trước chương trình hạt nhân của Iran, đáng chú ý là sự gia tăng các biện pháp trừng phạt và tin đồn về khả năng Israel có hành động quân sự nhằm vào Iran.

Theo trang tin điện tử quốc gia chính thức IRIB, phát ngôn viên Quốc hội Iran Ali Larijani cho rằng, sự chuyên nghiệp của các quan chức của IAEA "sẽ mở ra hướng hợp tác", tuy nhiên nếu họ đi chệch hướng và trở thành công cụ của phương Tây thì Iran sẽ "buộc phải suy nghĩ và cân nhắc một khung thỏa thuận mới cho vấn đề hợp tác".

Iran đã có động thái thách thức các biện pháp trừng phạt của phương Tây bằng việc tiếp tục tăng cường làm giàu uranium tại một kho chống bom ở Fordo gần Thành phố Thiêng Qom của người Hồi giáo dòng Shi'ite. Ngày 29-1, ông Salehi nhắc lại rằng trong tháng 2-2012, Iran sẽ tiếp tục tiến hành kế hoạch đặt thanh nhiên liệu hạt nhân đã được làm giàu tới 20% vào lò phản ứng nghiên cứu Tehran.

Đây là một tiến bộ kỹ thuật mà nhiều nước phương Tây cho là vượt quá khả năng của Tehran. Phía Iran cũng phản ứng gay gắt trước các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ và tài chính, đặc biệt là tuyên bố của EU cấm nhập khẩu toàn bộ dầu mỏ của Iran trong vòng 5 tháng tới. Nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đe dọa sẽ sử dụng dầu mỏ như một "vũ khí" nếu "bị dồn vào chân tường".

Các quan chức Iran cảnh báo nước này có thể sẽ đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến đường biển vận chuyển dầu quan trọng nhất thế giới. Giới phân tích cho rằng động thái này sẽ có thể đẩy giá dầu tăng thêm 50%.

Mỹ đã gọi nỗ lực nhằm đóng cửa eo biển Hormuz là “giới hạn không được vượt qua”. Ngoài hai đội hàng không mẫu hạm đồn trú bên trong và gần vùng Vịnh, hiện Mỹ đang lên kế hoạch điều một căn cứ nổi phục vụ các đội biệt kích tới khu vực Trung Đông và tăng cường bán vũ khí cho Arab Saudi và Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Điều mà dư luận hiện nay đang quan tâm là kết quả các cuộc đàm phán của IAEA. Ngày 27-1, Giám đốc IAEA Yukiya Amano một lần nữa tuyên bố IAEA có "thông tin chứng minh rằng Iran đã có những hành động liên quan tới việc phát triển thiết bị nổ hạt nhân". Ông đồng thời kêu gọi Tehran thực sự hợp tác.

Iran đã tỏ ý sẵn sàng nối lại đàm phán với các cường quốc, vốn bị đình trệ từ năm 2011. Tuy nhiên, Tehran vẫn chưa hồi đáp lá thư được gửi cách đây 3 tháng của Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU, bà Catherine Ashton, về đề xuất tái đàm phán.

Thanh Phương

Thể thao
上一篇:Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
下一篇:NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room