Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể,ệnhlaocóthểchữakhỏinếupháthiệnđiềutrịkịpthờtrận đấu aek athens f.c. trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất, chiếm 80 - 85% tổng số ca bệnh và là nguồn lây bệnh chính cho con người xung quanh. Bệnh lao có thể chữa khỏi nếu người bệnh được phát hiện, điều trị kịp thời, tuân thủ đúng phác đồ điều trị…
Bệnh nhân lao cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị, không nên bỏ giữa chừng. Trong ảnh: Điều trị cho bệnh nhân tại khoa nội 1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ảnh: H.THUẬN
Lao là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan qua đường hô hấp, làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người mắc bệnh lao sẽ gầy mòn, suy kiệt và tử vong. Theo Tổ chức Y tế thế giới, lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng. Tình hình dịch tễ lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp. Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 12 trong 22 nước có tình hình dịch tễ lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 14 trong 27 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.
Trong những năm qua, hoạt động phòng chống lao trên địa bàn tỉnh đã triển khai đầy đủ, hiệu quả việc thực hiện chặt chẽ chiến lược DOTS (hóa trị ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp đối với bệnh nhân lao, do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra). Theo bác sĩ (BS) Lê Thị Tồn, Trưởng khoa lao, Trung tâm Phòng chống Bệnh xã hội tỉnh, năm 2007, Bình Dương bắt đầu điều trị dự phòng Cotrimoxazol cho bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV. Từ năm 2008-2014, triển khai thực hiện hoạt động lồng ghép lao/ HIV thuộc tiểu dự án Life-Gap đã đóng góp hiệu quả cho công tác chăm sóc và giảm nhẹ lao/HIV, đặc biệt là công tác tầm soát HIV trong bệnh nhân lao. Từ đầu năm 2014 đến nay, được sự tài trợ của Quỹ toàn cầu, dự án phòng chống lao tỉnh Bình Dương tiếp tục triển khai hoạt động lồng ghép lao/HIV và chuẩn bị nguồn lực cho việc triển khai điều trị lao kháng thuốc tại tỉnh nhà.
Theo thống kê, tình hình bệnh lao trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây có xu hướng tăng. BS Tồn cho biết, từ năm 2013-2015, lao các thể mắc mới trên địa bàn tỉnh tăng từ 117 người/100.000 dân năm 2013 lên 118 người/100.000 dân và tiếp tục tăng lên 131 người/100.000 dân vào năm 2015. Đặc biệt, tỷ lệ lao phổi mới thu nhập/100.000 dân cũng tăng mạnh trong 3 năm qua, từ 61 người năm 2013 lên 70 người năm 2015; tỷ lệ người dân đi thử đờm phát hiện dao động từ 0,5 - 0,7% dân số. Trung bình, cứ 8 - 11 người đi xét nghiệm đờm thì phát hiện 1 người lao phổi. Kết quả thống kê cũng cho thấy, tỷ lệ điều trị khỏi lao phổi mới hàng năm đều đạt yêu cầu của chương trình quốc gia đề ra, với tỷ lệ điều trị khỏi trên 85%.
Công tác điều trị lao kháng thuốc ở Bình Dương trong những năm qua cũng được chương trình chống lao quốc gia quan tâm. Cụ thể, năm 2013 Bình Dương được chương trình cung cấp máy phát hiện lao kháng thuốc. Đến năm 2014 đã triển khai điều trị cho bệnh nhân lao kháng thuốc. Đến nay, đã thu nhận điều trị được 36 ca lao kháng thuốc. Tuy nhiên, do còn khó khăn trong công tác triển khai điều trị nội trú và công tác cung ứng nên còn một số lớn bệnh nhân lao kháng thuốc đã phát hiện nhưng chưa được điều trị kịp thời.
Theo BS Tồn, một người được nghi là lao phổi khi có các triệu chứng ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu). Đây là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất. Ngoài ra, có thể có các triệu chứng như gầy sút cân, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm ban đêm, đau ngực, đôi khi khó thở. Do đó, tất cả những người có triệu chứng nghi lao cần đến cơ sở y tế để được xét nghiệm đờm phát hiện lao phổi. Cần chú ý những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao, gồm: người nhiễm HIV; người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặt biệt là trẻ em; người mắc các bệnh mạn tính như loét dạ dày - tá tràng, đái tháo đường, suy thận mãn; người nghiện ma túy, rượu, thuốc lá, thuốc lào…
Lao là một bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên, vi khuẩn lao sẽ bị chết dưới ánh nắng mặt trời. Do đó, BS Tồn khuyến cáo mọi người nên thực hiện vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên mở cửa thông thoáng để đón ánh nắng mặt trời vào nhà. Mọi người cần giữ gìn sức khỏe, ăn uống đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng trước bệnh lao. Khi có những dấu hiệu nghi ngờ, người dân nên đến tổ chống lao thuộc trung tâm y tế các huyện, thị, thành phố để xét nghiệm đờm, chụp X.quang phổi để phát hiện tổn thương phổi. Nếu được thầy thuốc chẩn đoán mắc lao, người bệnh sẽ được điều trị miễn phí với phác đồ mới trong thời gian 6 tháng có kiểm soát tại trạm y tế xã, phường. BS Tồn khẳng định, bệnh lao có thể chữa khỏi nếu được phát hiện kịp thời và trong quá trình điều trị bệnh nhân phải tuân thủ đúng phác đồ, không được bỏ giữa chừng. Bởi, nếu bỏ dở giữa chừng, không những không hết bệnh mà còn có nguy cơ mắc lao kháng thuốc. Khi đó, việc điều trị sẽ rất khó khăn và tốn kém vì phải sử dụng cùng một lúc nhiều thứ thuốc kháng lao, thường có nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Với khẩu hiệu “Việt Nam đoàn kết thực hiện thành công mục tiêu thanh toán bệnh lao” Ngày thế giới phòng chống lao năm nay được ngành y tế tỉnh hưởng ứng với nhiều hoạt động đang được triển khai từ tỉnh đến huyện, thị, thành phố và xã, phường.
Tại tuyến tỉnh, ngành y tế đã tổ chức xe lưu động truyền thông trên các tuyến đường để tuyên truyền về chủ đề Ngày thế giới phòng chống lao, sự nguy hiểm của bệnh lao và cách phòng chống bệnh lao đến tất cả mọi đối tượng người dân, treo biểu ngữ tại những khu vực trung tâm, đông người qua lại. Tại tuyến huyện, xã, ngành y tế địa phương cũng tổ chức tuyên truyền trên đài truyền thanh, treo biểu ngữ tuyên truyền tại những khu vực đông người để nâng cao nhận thức của người dân về bệnh lao.