【ket qua bong da chau au】Vun đắp tình hữu nghị Việt
Những ngày gần đây,đắptìnhhữunghịViệket qua bong da chau au truyền thông Nhật Bản, Việt Nam thông tin việc Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide chọn Việt Nam là nước tới thăm đầu tiên sau khi nhậm chức thể hiện tầm quan trọng của Việt Nam đối với Nhật Bản; sự tin cậy về chính trị và kinh tế giữa hai quốc gia, thể hiện đường lối đối ngoại nhất quán của Nhật Bản coi trọng quan hệ với Việt Nam và khu vực ASEAN. Đây cũng là tiền đề mới tạo động lực cho một chặng đường hợp tác phát triển mới giũa hai đất nước. Trước thềm chuyến thăm chính thức đến Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide, mời quý độc giả nhìn lại những dấu mốc hợp tác tốt đẹp trong lịch sử hai nước với loạt bài viết “Vun đắp hơn nữa tình hữu nghị Nhật-Việt: Vì lợi ích của hai quốc gia, sự phồn vinh và thịnh vượng của khu vực”. Cùng nhìn lại câu chuyện tình hữu nghị Việt-Nhật và nỗ lực chung của chính phủ, nhân dân hai nước vun đắp cho những thành quả hôm nay. Trong câu chuyện vào một ngày cuối thu Hà Nội, ông Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản kể rằng, ông vui và hạnh phúc khi được là một phần của lịch sử, được chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hai đất nước. Đại sứ Nguyễn Phú Bình kể cho chúng tôi nghe hồi ức khi được chứng kiến và tham gia 1 phần trong những sự kiện lớn của 2 quốc gia Việt Nam-Nhật Bản trên tất cả mọi phương diện, giai đoạn từ năm 2008-2011. Đó không chỉ là những sự kiện lớn về chính trị, kinh tế mà còn là những thời điểm nhân dân Việt Nam-Nhật Bản chia sẻ nỗi đau và cả sự mất mát sau thảm hoạ sóng thần năm 2011. Ông Nguyễn Phú Bình cho biết: “Năm 2009, khi Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh sang thăm Nhật Bản, giữa 2 nước đã tuyên bố quan hệ đối tác chiến lược. Đó là sự kiện tôi cho là rất ý nghĩa. Còn về kinh tế, cũng năm 2009, 2 nước ký hiệp định đối tác song phương và năm 2011, Nhật Bản công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường". Cũng theo ông Nguyễn Phú Bình, sự kiện này ghi một dấu ấn trong lịch sử vì Nhật Bản là nước đầu tiên trong khối G7 có thái độ tích cực với Việt Nam. Về văn hóa, 1 sự kiện có ý nghĩa về ngoại giao quan trọng khác. Đó là lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản lần đầu tiên. Điều bất ngờ là sau 2 ngày cuối tuần, phía bạn thông báo có đến 150.000 người tham dự. Đây là kết quả rất bất ngờ. Còn về xã hội, trong nhiệm kỳ của ông Bình làm Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, có một sự kiện không may với nhân dân Nhật Bản, đó là trận động đất sóng thần tại vùng Đông Bắc nước Nhật. Đây là sự kiện gây tổn thất rất lớn cho Nhật. Bộ Ngoại giao Nhật đánh giá rất cao việc Việt Nam và một số nước ASEAN vẫn tiếp tục ở lại, trong khi nhiều nước khác đã rút bớt lực lượng. Thậm chí thời gian đó, các đoàn của Việt Nam vẫn mong muốn sang thăm, giúp đỡ Nhật Bản. Và những hành động đó khiến bạn rất cảm động”. Cũng theo Đại sứ Nguyễn Phú Bình, sự kiện hai nước Việt Nam – Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973 đã đánh dấu một mốc son đầu tiên mở đầu cho nhiều chương mới trong chặng đường gắn kết giữa hai đất nước, hai dân tộc sau này. Sự tương đồng về văn hóa, về lịch sử, về truyền thống là những yếu tố quan trọng cấu thành chất keo gắn kết hai đất nước, hai dân tộc. Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2017, Nhật hoàng Akihito đã nhắc tới câu chuyện từ thế kỷ thứ 8, nhà sư Phật Triết của Lâm Ấp, nay là miền Trung Việt Nam đã tới hiến vũ nhân lễ cúng dường Khai nhãn Đại Phật được tổ chức tại Nara, kinh đô Nhật Bản, rồi chuyện về phong trào “Đông Du” đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam, với việc khoảng 200 thanh niên Việt Nam sang học tập tại Nhật Bản, học hỏi những tư tưởng tiến bộ của Nhật Bản đưa về Việt Nam. Từ những mốc son ban đầu ấy, sau 47 năm hình thành và phát triển, mối quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản không ngừng được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước vun đắp, trở thành tài sản chung quý báu của cả hai dân tộc. Nếu như năm 2002, Việt Nam-Nhật Bản thiết lập quan hệ “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”, thì chỉ 2 năm sau đó, quan hệ hai nước được nâng cấp lên “Đối tác bền vững”. Đến năm 2009, Việt nam-Nhật Bản đã thiết lập “Quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Nhật Bản cũng là nước G-7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam và công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Đến năm 2014, Việt Nam-Nhật Bản ra “Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”. Chia sẻ quan điểm tương đồng và những giá trị chung, Việt Nam và Nhật Bản thúc đẩy hợp tác phát triển trong các vấn đề toàn cầu. Nhật Bản đã mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 (2016) và Hội nghị thượng đỉnh G20 (2019) với vai trò là quốc gia khách mời đặc biệt. Việt Nam đã nói lên tiếng nói của những nền kinh tế mới nổi, đóng góp quan trọng góp phần vào thành công của các hội nghị, góp phần cùng Nhật Bản thúc đẩy hoà bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phân tích: "Trong hơn hai năm qua, Nhật Bản đã mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 và Hội nghị thượng đỉnh G20. Điều này thể hiện vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế rất cao." Tin cậy, hiểu nhau, chia sẻ và gắn kết, là thành quả có được nhờ những nỗ lực của chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Và minh chứng cho sự phát triển không ngừng trong mối quan hệ hai nước chính là những “dấu ấn” của Nhật Bản trên khắp đất nước Việt Nam qua những dự án hợp tác thành công giữa hai nước. Với những gì đạt được, có thể nói mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản đang ở giai đoạn đẹp nhất, với những chương mầu hồng trong cuốn sách có tên gọi “Việt Nam-Nhật Bản”. Đánh giá về mối quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản, nguyên Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Umeda Kunio nhận định: “Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam là mối quan hệ chiến lược, có rất nhiều lợi ích chung giữa hai nước. Tôi có thể đề cập một ví dụ là vấn đề Biển Đông, làm sao cho hai nước đi lại trên biển một cách an toàn. Cũng có rất nhiều lĩnh vực mà hai nước hợp tác hiệu quả cho đến nay. Điển hình là hiệp định CPTPP, mà Nhật Bản và Việt Nam, thông qua hội nghị APEC hai bên đồng tổ chức và hai bên đã có những thỏa thuận chung, đi đến sự hợp tác để phát triển nền kinh tế hai nước. Việt Nam và Nhật Bản có nhiều điểm chung, tuy nhiên cũng có nhiều điểm riêng. Để hai nước hiểu nhau hơn nữa, bên phía Nhật Bản và Việt Nam phải tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện, để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước. Trong một phát biểu mới đây, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam ông Yamada Takio nhấn mạnh: việc Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide chọn Việt Nam là nước công du đầu tiên sau khi nhậm chức thể hiện tầm quan trọng của Việt Nam đối với Nhật Bản; thể hiện sự tin cậy về chính trị và kinh tế giữa hai quốc gia, thể hiện đường lối đối ngoại nhất quán của Nhật Bản coi trọng quan hệ với Việt Nam và khu vực ASEAN. Cũng theo Đại sứ Yamada Takio chuyến thăm chính thức Việt Nam Thủ tướng Suga cũng thể hiện sự tin cậy đặc biệt về kinh tế giữa hai đất nước. Trong bài thứ 2 của loạt bài “Vun đắp hơn nữa tình hữu nghị Nhật-Việt”, VOV sẽ giới thiệu đến quý độc giả những hiệu quả và thành công cụ thể trong hợp tác kinh tế Việt-Nhật; với câu chuyện “Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản: Hướng tới những mảnh đất tiềm năng”./.
相关推荐
-
Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
-
Nhà đầu tư nước ngoài mua gần 23 triệu cổ phiếu trong tháng 5
-
Nợ ròng của lĩnh vực công tại Anh vượt mức 100% GDP
-
Australia hỗ trợ thực hiện khảo sát quốc gia về giới ở Việt Nam
-
Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
-
Chùa Hương mở cửa đón khách từ ngày 13/3
- 最近发表
-
- Tìm ra thủ phạm khiến hàng loạt ô tô cán đinh sắt ‘khủng’ ở Bình Dương
- Hà Nội nới lỏng một số loại hình kinh doanh từ 0h ngày 16/3
- Cầu Vàng Đà Nẵng được vinh danh "kỳ quan mới của thế giới"
- Australia tiếp tục nâng lãi suất lên mức cao kỷ lục
- Giải cứu 2 cô giáo bị sạt lở đất vùi lấp trên đường đi dạy về
- Truyện ngắn lột tả bức tranh sinh động về người Việt ở Nga
- Infographics: Tình hình kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm
- Toyota Việt Nam tổ chức chương trình trải nghiệm dành cho các mẫu xe IMV
- Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
- Các quốc gia trên thế giới tiết kiệm điện như thế nào?
- 随机阅读
-
- Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- IMF kêu gọi các ngân hàng trung ương duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ để giảm lạm phát
- ‘Bóng rối’ được chọn diễn Ngày Quốc tế chống kỳ thị cộng đồng LGBT
- Nghệ nhân hoa Hoàng Khánh tiết lộ tình cảm đặc biệt dành cho ca sĩ Thu Phương
- Vietnam Airlines triển khai dịch vụ check
- Cổ phần hóa Tổng Công ty Dược Việt Nam
- Số lượng còn hạn chế, hai dự án BĐS nghỉ dưỡng Phú Quốc của Sun Group hút khách
- THACO trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam
- Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- Địa phương nào lọt tầm ngắm bị thanh kiểm tra quản lý đất đai?
- NSƯT Phi Điểu 92 tuổi xúc động khi xem triển lãm của con trai
- Dư nợ Chính phủ tăng gấp đôi sau 4 năm
- Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- Thế giới game trong tiểu thuyết 'Ngày mai, ngày mai và ngày mai nữa'
- Infographic: Lịch nghỉ lễ dịp 30/4 và 1/5
- Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 9/5
- 11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- TP. Hồ Chí Minh: Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án metro
- Sáng 23/3, Việt Nam không có ca mắc mới COVID
- Mời bạn đọc đề cử sách cho Giải thưởng Sách Quốc gia
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Thành tích đáng tự hào của Trung tâm Tim mạch trẻ em, BV Nhi Trung ương
- Thu ngân sách nhà nước quý I đạt hơn 539 nghìn tỷ đồng
- Chủ tịch Quốc hội: Cần có giải pháp thiết thực hơn nhằm tạo chuyển biến tích cực
- Thanh tra Chính phủ, Hà Nội đối thoại với người dân vụ sân bay Miếu Môn
- Hà Nội: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đi vào cuộc sống
- Bịt lỗ hổng trong kinh doanh khí
- Đà Nẵng phát hiện gần 5.000 chai rượu không rõ nguồn gốc
- Một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực kho bạc được sửa đổi, thay thế
- 8 tuyến cao tốc được chạy 90 km/h: Khách tiết kiệm thời gian, tài xế đỡ tốn xăng
- Hiện còn trên 25.654 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ