【kết quả trực tiếp bóng đá anh】Việt Nam chưa phát hiện biến chủng của SARS
时间:2025-01-10 15:06:19 出处:Cúp C1阅读(143)
(Ảnh: TTXVN/Vietnam+)
Hiện nay,ệtNamchưapháthiệnbiếnchủngcủkết quả trực tiếp bóng đá anh ngành y tế Việt Nam đã và đang giải trình tự gene trên toàn bộ mẫu bệnh phẩm, đặc biệt khu vực châu Âu và ở các nước có biến chủng của virus SARS-CoV-2 như tại Anh để xem xét khả năng lây truyền hay xâm nhập vào Việt Nam.
"Tại Việt Nam hiện chưa phát hiện biến chủng nào từ vùng đột biến trên. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta lơ là trong phòng chống dịch mà phải quyết liệt hơn."
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại hơn 700 điểm cầu diễn ra sáng 23/12.
Bình tĩnh đối phó với chủng mới
Phát biểu tại hội nghị, giáo sư Nguyễn Thanh Long nhận định mùa đông năm nay khốc liệt với thế giới, nếu không có các biện pháp phòng chống dịch kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề.
Tại Việt Nam đến nay về cơ bản đã kiểm soát được COVID-19. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến sự biến chủng virus SARS-CoV-2 trên thế giới làm mọi người lo ngại. Theo Bộ trưởng, thời gian gần đây giới khoa học đặc biệt quan ngại về biến chủng của virus, đặc biệt ở Anh.
“Biến chủng đột biến trên vùng gene N501Y của SARS-CoV-2 này làm tăng khả năng bám dính của virus với tế bào vật chủ, tăng tốc độ lây truyền lên tới 70%. Tuy nhiên, không làm tăng thêm tình trạng nặng của bệnh,” Bộ trưởng Bộ Y tế phân tích.
Người đứng đầu ngành y tế cũng dẫn chứng thêm: "Đợt địch COVID-19 tại Đà Nẵng trong tháng 7-8 vừa qua đã phát hiện ra đột biến gene của SARS-CoV-2 làm tăng khả năng lây nhiễm nhưng không như đợt này ở Anh. Dù quan ngại, chúng ta phải hết sức bình tĩnh đối phó chủng này.”
Dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Mỗi ngày ghi nhận 500.000-600.000 ca mắc mới. Thời gian qua một số nước lân cận, thậm chí một số nước được đánh giá là có mô hình phòng chống dịch tốt nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đang phải triển khai các biện pháp hết sức mạnh mẽ. Vì thế, theo ông Long, Việt Nam càng phải tăng cường hơn nữa với việc phòng chống dịch.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết cần tiếp tục tăng cường quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, kể cả nhập cảnh hợp pháp và trái phép. Bởi hàng ngày có khoảng 100-150 trường hợp nhập cảnh trái phép ở biên giới. Đây là điều rất quan ngại.
Ông Nguyễn Thanh Long đề nghị các tỉnh, đặc biệt tỉnh có vùng biên giới cần đẩy mạnh khâu kiểm tra, giám sát nhập cảnh. Các lực lượng duy trì từ Tết 2020 đến nay là 1.600 điểm chốt ở các vùng biên, sắp tới cần tiếp tục tăng cường nhân lực để bảo đảm chốt chặn.
Với Ban chỉ đạo các địa phương có đường biên giới, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị cần quan tâm, ngăn chặn ca xâm nhập trái phép vào Việt Nam. Bởi nếu ca xâm nhập mang theo virus rất nguy hiểm cho Việt Nam.
Người đứng đầu ngành Y tế Việt Nam cũng đề nghị các địa phương tăng cường triệt để trong quản lý cách ly người nhập cảnh hợp pháp. Với các trường hợp theo yêu cầu của Chính phủ được phép cách ly tại nhà (ngoại giao, công vụ, chuyên gia, nhà đầu tư...) thì chỉ được cách ly tại nhà/nơi lưu trú đủ điều kiện sau khi địa phương kiểm tra.
Sẽ tiếp tục thử nghiệm lâm sàng thêm 2 loại vắcxin của Việt Nam
Về công tác sản xuất vắcxin, theo thông tin từ Bộ Y tế, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các đơn vị liên quan đã đẩy mạnh nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất vắcxin. Đến nay, Việt Nam chính thức thử nghiệm lâm sàng vắcxin Nano Covax của Nanogen.
Ba công ty tiếp theo nghiên cứu đang phát triển vắcxin, trong đó Ivac, Vabiotech có lộ trình thử nghiệm vào 1/3/2021 ở cả hai miền Bắc và Nam để bảo đảm tính đại diện cho toàn quốc. Còn công ty Polyvax đang đẩy mạnh nghiên cứu và hợp tác với một số quốc gia để có vắcxin…
Quan điểm của Thủ tướng Chính phủ song song tìm kiếm nguồn vắcxin của các công ty ở nước ngoài thì phải tập trung cho vấn đề nghiên cứu sản xuất trong nước.
Theo ước tính, dự báo cũng như bằng chứng khoa học, đến hiện nay chưa có vắcxin nào chứng minh có hiệu quả bảo vệ lâu dài. Vì thế, theo Bộ trưởng Y tế, việc chủ động nguồn vắcxin cho người dân là hết sức quan trọng nên Việt Nam phải tự nghiên cứu, phát triển, sản xuất vắcxin.
Bộ Y tế đang nỗ lực đảm bảo các cơ thế, đàm phán với các công ty để có vắcxin COVID-19 cho Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
"Chúng ta không trông chờ vào vắcxin, kể cả trong bối cảnh có vắcxin vẫn phải triển khai quyết liệt phòng chống, đặc biệt hiện nay càng phải triển khai quyết liệt hơn với phòng chống COVID-19," ông Long nói.
Công tác phòng chống dịch ở mức cao nhất
Giáo sư Nguyễn Thanh Long khẳng định từ nay đến cuối năm, Bộ Y tế quyết định đẩy mạnh, đưa phòng, chống COVID-19 thành đợt cao điểm để đảm bảo người dân được hưởng Tết an lành.
Ông Long đề nghị các địa phương chỉ đạo quan tâm đầu tư, tăng cường năng lực xét nghiệm, đẩy mạnh giám sát, xét nghiệm các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ...
Đặc biệt, ngành y tế lên các phương án để chuẩn bị cho tình huống xấu bởi không biết ca bệnh COVID-19 sẽ bất ngờ xuất hiện ở đâu, vào lúc nào nên các địa phương phải tăng cường chuẩn bị, tập huấn cho nhân viên y tế, lên kế hoạch, chuẩn bị lấy mẫu diện rộng, tăng cường xét nghiệm, bảo đảm cơ sở điều trị trong trường hợp có COVID-19…
Việt Nam vẫn tiếp tục huy động cộng đồng trong phòng chống dịch, khuyến cáo người dân thực hiện Thông điệp 5K. Với cơ sở y tế, từ nay đến cuối năm cần đặt đây là ưu tiên trọng tâm, đưa công tác phòng chống dịch lên mức cao nhất./.
TheoTTXVN
上一篇: Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1
下一篇: Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
猜你喜欢
- Tài xế che biển số, đi lùi trên cao tốc Long Thành
- Chữ đường giống mía ROC 16 đạt hơn 10 CCS
- Tháng đầu năm, mỗi ngày thu 3.000 tỉ đồng từ xuất khẩu Samsung
- Nước rút giải ngân vốn xây dựng cơ bản
- iPhone 8, iPhone 7S đang được đưa vào sản xuất hàng loạt
- Bài 3: Giải pháp để vực dậy ngành chăn nuôi
- Thiếu vốn đầu tư sản xuất
- Thiếu nguồn lực đầu tư chợ nông thôn
- Ngày 3/1: Giá cao su thế giới đồng loạt giảm, trong nước đi ngang