您现在的位置是:Thể thao >>正文

【thứ hạng của câu lạc bộ bóng đá cảng thượng hải】Chợ truyền thống khó cạnh tranh

Thể thao917人已围观

简介Vắng… chưa từng cóTrái với khung cảnh tấp n& ...

Vắng… chưa từng có

Trái với khung cảnh tấp nập của mọi năm,ợtruyecirc̀nthocirćngkhoacutecạthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá cảng thượng hải thời điểm này, những sạp hàng quần áo, hàng tiêu dùng ở chợ Bình Long, thị xã Bình Long hầu như thưa vắng khách hàng. Thay vì mở sạp hàng từ sớm để bán tết thì đến gần trưa tiểu thương mới ra mở hàng. Số hàng bán ra ít ỏi khiến tiểu thương chẳng mặn mà. Thậm chí có sạp hàng 5 ngày liên tục chưa bán được mặt hàng nào.

Ông Lương Xuân Khương, tiểu thương chợ Bình Long dọn dẹp lại những mẫu giày dép đã qua “mốt”

Chị Lương Ngọc Bích, tiểu thương bán quần áo ở chợ Bình Long cho hay: Năm nay thực sự rất vắng khách, có hôm 9-10 giờ tôi mới ra mở sạp hàng mà chiều lại về sớm. Trước đây, cả thị xã Bình Long chỉ có khu chợ nhà lồng này là bán nhiều mặt hàng nhất nên người dân chủ yếu tập trung về đây mua sắm. Nhưng nay ngày càng thu hẹp lại, còn xung quanh mở ra bán nhiều, lượng khách của mình cũng bị chia nhỏ ra.

“Buôn có bạn, bán có phường”, những tiểu thương trong nhà lồng chợ như chị Bích dựa vào nhau để buôn bán. Nhưng rồi, chợ vắng khách, số sạp đóng dần nhiều thêm. Số ít tiểu thương cố gắng bám trụ không níu giữ được khách hàng. “Tâm lý mua sắm của người dân hiện đã thay đổi. Họ mua sắm quanh năm chứ không đợi đến tết mới mua. Năm nay kinh tế khó khăn, họ phải cân đối lại, hạn chế mua sắm hơn. Ngoài ra, hàng bán tấp nập thì người dân sẽ ghé mua chỗ này một ít, chỗ kia một ít. Chứ bán ít quá họ cũng ngại vào vì không có nhiều mặt hàng để lựa chọn” - ông Lương Xuân Khương, tiểu thương chợ Bình Long cho hay.

Đã gần trưa nhưng nhà lồng chợ Bình Long vẫn vắng khách

Ông Khương cho biết thêm: Mỗi loại hình kinh doanh sẽ đáp ứng nhu cầu khách hàng khác nhau. Với chợ truyền thống, khách hàng chủ yếu có thu nhập từ thấp đến trung bình. Do vậy, khi đối tượng khách hàng này thắt chặt chi tiêu, dè sẻn trong mua sắm thì buôn bán sẽ trở nên khó khăn hơn. Khách của mình chủ yếu là công nhân, đợi thưởng tết thì người ta sẽ đi mua sắm. Năm nay, việc làm còn không đều thì người dân càng hạn chế trong chi tiêu, sắm tết.

Cái khó bó cái khôn

Không có khách nên dịp tết năm nay, đa phần tiểu thương không dám mạnh tay nhập hàng. Các mẫu hàng tết không có nhiều, đa số vẫn là mẫu trong năm còn tồn lại. Buôn bán chậm khiến tiểu thương chưa có tiền gối đầu cho bạn hàng chợ đầu mối để lấy hàng bán tết. Trong khi đó, quần áo, hàng tiêu dùng lại là mặt hàng bán theo mùa và xu hướng, bởi vậy sẽ rất khó để thu hút khách nếu không có nhiều mẫu mã mới, đa dạng. Xếp lại những mẫu quần áo đã qua “mốt”, chị Võ Thị Thu Hà, tiểu thương chợ Bình Long cho hay, tình hình khó khăn nên không dám nhập hàng nhiều, sợ không có đầu ra. Chị bán cầm chừng và nhập rất ít hàng mới. 

Vắng bóng khách hàng, tiểu thương ngồi lướt điện thoại trong những ngày giáp tết

Nói về việc livestream bán hàng trên các trang mạng xã hội, đa phần tiểu thương đều lắc đầu. “Mình lớn tuổi rồi tiếp cận công nghệ không được nhanh như lớp trẻ. Mình buôn bán mấy chục năm nay giờ chuyển đổi hình thức kinh doanh không phải là chuyện đơn giản. Hơn nữa, livestream bán quần áo phải có dáng đẹp, mẫu đẹp thì mới thu hút khách hàng” - chị Hà cho hay. Với những khó khăn chung, các tiểu thương đều mong muốn được hỗ trợ các loại thuế, phí… để giảm thiểu chi phí, từ đó giảm giá và tăng động lực bán hàng.

Sau đại dịch Covid-19, tư duy mua sắm của người dân bắt đầu thay đổi, tiếp cận nhiều hơn với các loại hình mua sắm trực tuyến. Tương lai của chợ truyền thống như thế nào vẫn đang là một câu hỏi. Và trong khi chờ đợi điều gì đó khác, các tiểu thương vẫn quen với công việc hằng ngày hoặc lướt điện thoại, chờ khách… giữa những ngày bận rộn cuối năm.

Tags:

相关文章