当前位置:首页 > Cúp C2 > 【mu vô địch ngoại hạng anh bao nhiêu lần】Hệ lụy từ thiếu hiểu biết về an ninh mạng 正文

【mu vô địch ngoại hạng anh bao nhiêu lần】Hệ lụy từ thiếu hiểu biết về an ninh mạng

来源:88Point   作者:Cúp C1   时间:2025-01-10 00:33:55

Theệlụytừthiếuhiểubiếtvềanninhmạmu vô địch ngoại hạng anh bao nhiêu lầno quy định của Luật An ninh mạng thì hành vi xâm phạm an ninh mạng là việc đưa thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm: Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân; Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự (Khoản 2, Điều 16). Như vậy, những hành vi nêu trên được hiểu là việc kích động nhiều người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật dưới dạng hành vi kêu gọi, vận động đông người cùng thực hiện phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức. Trong  đó, việc thực hiện các hành vi cản trở bằng nhiều thủ đoạn khác nhau là nhằm khiến cho người thi hành công vụ không thực hiện được công vụ của mình như đe dọa, cản đường,... Hoặc các hành vi có tính chất gây ra sự mất ổn định về an ninh trật tự như hành vi tụ tập đông người gây ồn ào, náo động nơi công cộng hoặc cản trở giao thông,...

Thiếu hiểu biết về an ninh mạng, đưa thông tin trên không gian mạng có nội dung không lành mạnh sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (ảnh minh họa) - B.L

Nếu cá nhân có những hành vi nêu trên có thể bị xử lý hình sự về tội phá rối an ninh theo quy định tại Điều 118 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể: Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 112 của bộ luật này, thì bị phạt tù từ 5-15 năm. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 2-7 năm. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Đối với việc xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác, là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác hoặc có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực với mục đích làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục, vu khống hoặc tội tương ứng với hành vi đã thực hiện. Theo đó, tội làm nhục có khung hình phạt từ 3 tháng đến 5 năm. Cụ thể, tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm... Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2-5 năm: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; Làm nạn nhân tự sát. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

Đối với tội vu khống có khung hình phạt từ 3 tháng đến 7 năm. Điều 156 Bộ luật Hình sự quy định: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm: Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền... Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3-7 năm: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; Làm nạn nhân tự sát...

Đối với việc thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác là có hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này thể hiện qua việc tự đặt ra và loan truyền những điều không đúng sự thật và có nội dung xuyên tạc để xúc phạm danh dự của người khác hoặc để gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Và tùy mức độ vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội vu khống khung hình phạt từ 3 tháng đến 7 năm. Tội danh này cũng được áp dụng đối với người có hành vi thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác. 

Đối với việc chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng,... là hành vi truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, tổ chức đánh bạc online,... Và người có hành vi này sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 290 về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Tội danh này có khung hình phạt cao nhất đến 20 năm. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

Đối với hành vi hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện hành vi phạm tội. Người thực hiện hành vi này có hành vi xúi giục thì căn cứ vào nội dung và tình tiết vụ án người hướng dẫn người khác thực hiện hành vi phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp theo Điều 325 Bộ luật Hình sự và tội danh này có khung hình phạt từ 1-7 năm

Việc phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử,... là hành vi tạo ra và cố ý lan truyền, phát tán các chương trình nhiễm mã độc qua mạng máy tính hoặc bằng các phương thức khác gây rối loạn hoạt động, phong tỏa làm biến dạng, làm hủy hoại các dữ liệu máy tính. Người vi phạm có thể bị truy cứu về tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử theo Điều 286. Người phạm tội này còn có thể bị phạt tiền từ 30-200 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm. Và khung hình phạt của tội danh này từ 3 tháng đến 12 năm.

N.N

标签:

责任编辑:Cúp C2