【bang xep hang mỹ】Trái cây sang Mỹ đang vướng
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 17:08:54 评论数:
Algeria tạm ngừng nhập khẩu 13 mặt hàng trái cây | |
Tiềm năng xuất khẩu tôm sang Mỹ | |
Thấp thỏm xuất khẩu trái cây | |
Trái cây Việt liên tục bước chân vào thị trường “khó tính” |
Ảnh: ST |
Khi đó, chuyện kiểm dịch trái cây XK sang Mỹ được xử lý thông qua việc đưa nhân viên là người Việt Nam (không phải là nhân viên đảm trách công việc chính là kiểm dịch - PV) của văn phòng APHIS tại Việt Nam (trụ sở ở TP Hà Nội) để nhận ủy quyền vào TP HCM thực hiện kiểm dịch tạm thời cho trái cây XK sang Mỹ. Tuy nhiên, đến nay, các nhân viên nhận ủy quyền tạm thời bận làm công việc chính nên không thể thực hiện tiếp việc kiểm dịch.
Trên thực tế, từ đầu năm đến nay đây không phải lần đầu tiên trái cây xuất ngoại gặp khó xuất phát từ yếu tố thiếu nhân lực kiểm dịch. Câu chuyện tương tự cũng từng diễn ra với XK vải thiều tươi lần đầu tiên sang Nhật Bản. Theo kế hoạch, vào giữa tháng 4, phía Nhật Bản sẽ cử chuyên gia sang Việt Nam để kiểm tra các cơ sở xử lý và trực tiếp giám sát công tác kiểm dịch, xử lý lô vải XK sang Nhật Bản. Tuy nhiên, từ cuối tháng 3 các chuyên gia Nhật Bản lần lượt rút khỏi Việt Nam và phía Nhật Bản cũng không cho phép xuất cảnh vào Việt Nam.
Trải qua nhiều khâu liên lạc, trao đổi, đến cuối tháng 5, sau khi nghe tin có một chuyến bay chở hàng của Vietnam Airlines từ Nhật Bản về Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Bộ NN&PTNT, tỉnh Bắc Giang đã hoàn thiện mọi thủ tục để chuyên gia Nhật Bản có thể bước lên máy bay chỉ có một mình và đoàn phi hành gia chỉ trong vài ngày. Chuyên gia Nhật Bản chính thức lên máy bay chở hàng, sang Việt Nam vào ngày 3/6. Quả vải Việt có thể xuất Nhật được trong năm nay chính là nhờ sự nỗ lực, vào cuộc của tất cả các ngành chức năng cũng như cộng đồng DN.
Câu chuyện tìm giải pháp để giải quyết nhân sự về kiểm dịch cho quả vải có lẽ là kinh nghiệm cho vấn đề vướng mắc mà trái cây Việt đang gặp phải khi XK sang thị trường Mỹ.
Từ đầu năm đến nay, khi XK sang thị trường lớn nhất của rau quả Việt Nam là Trung Quốc giảm sút nghiêm trọng, gia tăng XK tại các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc… dù không thể thay thế nhưng cũng phần nào bù đắp được thiệt hại. Bởi vậy, sự nỗ lực từ nhiều phía để không làm tắc nghẽn thêm bất kỳ thị trường nào, đặc biệt là thị trường giàu tiềm năng như Mỹ lại càng trở nên quan trọng.
Đương nhiên, bên cạnh nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tận dụng cơ hội từ các FTA, điển hình như FTA Việt Nam-EU (EVFTA) để thúc đẩy XK hơn nữa vào thị trường EU hay thực sự chú tâm khai thác thị trường nội địa gần 100 triệu dân cũng là giải pháp ngành rau quả Việt cần nghiêm túc tính toán.