当前位置:首页 > La liga

【vitoria guimaraes vs】Sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn kép

Giống như nhiều địa phương của vùng ĐBSCL,ảnxuấtnngnghiệpgặpkhkhăvitoria guimaraes vs hiện ngành nông nghiệp Hậu Giang cũng gặp những khó khăn khi tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng đến một số mặt hàng nông sản, đồng thời xâm nhập mặn cũng đang diễn ra gay gắt. Để chủ động ứng phó, phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Trần Chí Hùng (ảnh), Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, ông Hùng cho biết:

- Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như thời gian qua đã có những tác động đến lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất là việc tiêu thụ và giá bán một số mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh có đôi lúc gặp khó khăn. Điển hình vào thời điểm này thì một trong những mặt hàng đang gặp khó về đầu ra do không có nơi tiêu thụ, dẫn đến giá bán giảm sâu khiến cho bà con lo lắng là khóm Cầu Đúc. Theo đó, hiện thương lái mua khóm loại I (từ 1kg/trái trở lên) chỉ dao động mức 3.000-4.000 đồng/trái, giảm từ 5.000-6.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng một tháng và giảm phân nửa so với cùng kỳ; riêng khóm loại nhỏ hơn có thương lái không thu mua, trong khi nhiều rẫy khóm của nông dân tại vùng nguyên liệu trên địa bàn thành phố Vị Thanh đang chờ được thu hoạch. Ngoài khóm Cầu Đúc thì trước đó mít Thái siêu sớm của nông dân tại nhiều địa phương trong tỉnh như huyện Châu Thành, thành phố Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp… cũng gặp tình cảnh tương tự khi giá từ 25.000-30.000 đồng/kg lại giảm xuống còn 5.000-6.000 đồng/kg do gặp khó về thị trường tiêu thụ.

Ngoài hai mặt hàng nông sản trên thì nhìn chung các lĩnh vực khác của ngành chưa chịu tác động lớn của tình hình dịch Covid-19. Đặc biệt, điều phấn khởi là vụ lúa Đông xuân 2019-2020, nông dân trên địa bàn tỉnh thu hoạch lúa trong niềm vui được mùa, được giá nên cho nguồn lợi nhuận hấp dẫn. Hiện tại, diện tích lúa Đông xuân đã thu hoạch được hơn 76.000/77.800ha đã xuống giống và dự kiến trong tuần này sẽ cắt dứt điểm.

Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành nông nghiệp tỉnh có dự tính về những chính sách sẽ hỗ trợ cho nông dân hay không, thưa ông ?

- Hiện tại, ngành nông nghiệp tỉnh chưa nghe chỉ thị, chủ trương của Tỉnh ủy và UBND tỉnh nên tạm thời chưa có chính sách. Tuy nhiên, vấn đề hỗ trợ các chính sách có liên quan cho nông dân đã được Chính phủ yêu cầu ngành ngân hàng thực hiện như khoanh nợ, giãn nợ để phần nào giúp bà con an tâm sản xuất. Trước mắt, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tìm hướng tiêu thụ cho những mặt hàng nông sản gặp khó về đầu ra, nhất là trái khóm Cầu Đúc như hiện nay.

Bên cạnh dịch Covid-19 thì tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây như thế nào, thưa ông ?

- Độ mặn sau thời gian giảm và bình ổn ở mức từ 1,5-5‰ (từ giữa tháng 3) thì khoảng một tuần nay, độ mặn theo triều biển Tây lại tăng nhanh trở lại và đạt mức cao ở nhiều ngày liền, trong đó đỉnh điểm mặn ở thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ có thời điểm vượt mức 17‰. Cụ thể, độ mặn đo vào sáng ngày 6-4, tại thành phố Vị Thanh, ở kênh Lầu là 15,6‰, kênh Năm 8,3‰, cầu Cái Tư 3,1‰; còn trên địa bàn huyện Long Mỹ, tại kênh Mười Thước là 15,8‰, cống Ba Cô 13‰, cống Hóc Pó 12,2‰… Nhìn chung, độ mặn trong 3 ngày gần nhất tại một số điểm chính của thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ đều dao động từ 7-16‰.

Hiện tại, xâm nhập mặn có ảnh hưởng gì đến tình hình sản xuất và sinh hoạt của người dân, thưa ông ? 

- Dù từ đầu mùa khô đến nay, trên địa bàn tỉnh xuất hiện hai đợt xâm nhập mặn khá gay gắt khi độ mặn đạt đỉnh từ 16‰ đến hơn 18‰. Thế nhưng, nhờ ngành chức năng các địa phương và người dân chủ động cập nhật tình hình và thực hiện nhiều giải pháp về công trình, cũng như phi công trình nên đến thời điểm này tình hình xâm nhập mặn không ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống bà con. Tuy nhiên, do mùa khô kéo dài, kết hợp với nắng nóng và xâm nhập mặn gay gắt như thời gian qua nên sau khi khảo sát thực tế tại hai vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn nặng là thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ thì có 229 hộ dân có khả năng thiếu nước ngọt trong sinh hoạt và cần được hỗ trợ.

Nhiều rẫy khóm của nông dân ở thành phố Vị Thanh đến ngày thu hoạch nhưng gặp khó trong tiêu thụ và giá bán thấp. 

Dự báo tình hình xâm nhập mặn trong những ngày tới tiếp tục diễn ra gay gắt và phức tạp, ngành nông nghiệp tỉnh có những lưu ý gì, thưa ông ?

- Ngành nông nghiệp đề nghị các địa phương tiếp tục triển khai tốt các giải pháp về công trình và phi công trình trong phòng, chống xâm nhập mặn như đã làm từ đầu mùa khô đến nay. Đồng thời, người dân cần thường xuyên cập nhật thông tin độ mặn từ cơ quan chuyên môn đi đo hàng ngày để chọn thời điểm sử dụng nguồn nước vào sản xuất và sinh hoạt cho phù hợp. Riêng đối với vụ lúa Hè thu đang xuống giống, những vùng chưa bị nước mặn tấn công và đảm bảo các điều kiện sản xuất thì vẫn tiếp tục gieo sạ bình thường theo lịch thời vụ của địa phương, còn những vùng không nằm trong lịch thì khuyến cáo người dân không nóng vội gieo sạ sớm để hạn chế thiệt hại, nhất là các xã Lương Tâm, Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn A của huyện Long Mỹ.

Đối với 229 hộ có khả năng thiếu nước ngọt trong sinh hoạt ở mùa khô này, hiện đã có 100 hộ được nhận bồn nhựa chứa nước dự trữ (mỗi bồn trữ được 1.000 lít nước) do mạnh thường quân hỗ trợ. Mặt khác, qua vận động từ các mạnh thường quân, hiện Văn phòng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh cũng đã nhận được số tiền ủng hộ 3 tỉ đồng. Hiện tại, đơn vị này đang xin ý kiến của UBND tỉnh để sớm phân bổ nguồn vốn trên cho các địa phương thực hiện những công việc có liên quan trong hỗ trợ người dân vùng hạn, mặn ổn định cuộc sống…

Xin cảm ơn ông !

HỮU PHƯỚC thực hiện

分享到: