【nam định vs viettel】Quyết liệt chống dịch, hồi phục kinh tế mạnh mẽ

作者:Cúp C2 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 16:25:24 评论数:

GS.TS Trần Thọ Đạt,ếtliệtchốngdịchhồiphụckinhtếmạnhmẽnam định vs viettel Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nêu quan điểm khi phân tích bức tranh toàn cảnh về kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 vừa được Tổng cục Thống kê công bố.

"Sức chống chịu khá tốt của nền kinh tế"

GS.TS Trần Thọ Đạt cho rằng bối cảnh 6 tháng đầu năm 2021 diễn ra theo một kịch bản ít người nghĩ đến. Cuối năm 2020, mọi người hy vọng ở kịch bản Việt Nam sẽ kiểm soát được dịch một cách tốt hơn. Tuy nhiên, COVID-19 đã có những biến thể mới nguy hiểm, đặc biệt là lại lan rộng ở khu vực châu Á, tác động mạnh đến Việt Nam ở 2 đợt sóng trong 6 tháng. Đợt thứ tư từ cuối tháng 4 đến nay được đánh giá là đợt có tác động mạnh nhất.

Đợt bùng phát dịch lần thứ tư có diễn biến rất phức tạp, quy mô lớn, mức độ lây lan nhanh nhất từ trước đến nay, gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống của nhân dân ở các trung tâm đô thị lớn và một số khu công nghiệp trọng điểm.

Với bối cảnh như vậy, ai cũng nghĩ rằng sẽ tác động lớn đến tốc độ tăng trưởng, thu nhập, việc làm, xuất nhập khẩu… Tuy nhiên, với số liệu công bố, nền kinh tế vẫn đang ở trạng thái tăng trưởng khá. So sánh số liệu tăng trưởng so với cùng kỳ thời gian năm trước cho thấy: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2021 ước tăng 6,61% so với cùng kỳ năm trước, tính chung GDP 6 tháng đầu năm tăng 5,64%.

Trở lại bối cảnh của quý II năm 2020 là lúc Việt Nam đang bị tấn công bởi làn sóng COVID-19 với thời kỳ đất nước thực hiện giãn cách toàn xã hội nên tăng trưởng rất thấp, 6 tháng đầu 2020 chỉ tăng trưởng 1,8%.

Chính vì vậy, mức tăng trưởng của 6 tháng đầu năm 2021 là một mức tăng trưởng khá. Ngoài đo lường bằng tăng trưởng GDP, đi vào các chỉ tiêu thành phần sẽ thấy được toàn diện “sức khoẻ” của nền kinh tế.

Chỉ số lạm phát cũng làm cho nhiều nhà phân tích bất ngờ và ngạc nhiên. Trong khi những nền kinh tế hàng đầu đang phải “đau đầu” giải bài toán lạm phát. Ví dụ như FED (Cục dự trữ liên bang Mỹ) đang phải tính đến chuyện dừng mua trái phiếu Chính phủ, điều chỉnh tăng lãi suất vì hiện nay lạm phát ở Mỹ đang cao nhất trong rất nhiều năm.

Đối với Việt Nam, chỉ số lạm phát đang là 1,47% của 6 tháng – thấp nhất trong 5-6 năm gần đây. GS.TS Trần Thọ Đạt khẳng định rằng cách tính lạm phát, CPI của chúng ta vẫn theo thông lệ quốc tế, tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng Việt Nam là một nền kinh tế mở, xuất khẩu rất nhiều và nhâp khẩu cũng rất lớn, có rất nhiều chuỗi giá trị về cung ứng hàng hóa của thế giới đang được thực thi ở Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có cách thức điều hành để kiểm soát tốc độ tăng giá trong phạm vi hiện nay. Việt Nam chủ động được sự tăng giá trong lĩnh vực y tế, giáo dục… Có thể 6 tháng cuối năm lạm phát sẽ tăng lên nhưng vẫn ở trong tầm mục tiêu mà Chính phủ đặt ra.

Trở lại với GDP, GS.TS Trần Thọ Đạt cho rằng, các khu vực tăng trưởng trong nền kinh tế về cơ bản khá ổn định. Nêu vấn đề, vì sao công nghiệp chế biến chế tạo là đầu tàu của công nghiệp vẫn tăng trưởng ở mức 10%, trong khi trung tâm công nghiệp là Bắc Ninh, Bắc Giang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch, ông cho biết, Tổng cục Thống kê cũng đã giải thích là nếu không bị dịch bệnh, Bắc Giang sẽ tăng trưởng 30-40%, nhưng giờ chỉ tăng trưởng 20%. Bắc Ninh nếu không có dịch bệnh sẽ tăng trưởng 20%, nhưng vì dịch bệnh nên chỉ tăng trưởng 10%. Về đầu tư, điều rất vui là tăng trưởng rất nhịp nhàng ở cả 3 khối Nhà nước, tư nhân, FDI đều xấp xỉ 7%

Về xuất nhập khẩu, xét về mặt tổng thể kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng trưởng mạnh, quãng 30%. Xuất khẩu có tăng trưởng chậm hơn nhập khẩu một chút nên chúng ta có ở trạng thái thâm hụt, nhưng theo GS.TS Trần Thọ Đạt, khi chúng ta đánh giá cán cân thương mại ở quá trình phục hồi của nền kinh tế và các chỉ số kinh tế vĩ mô, nên đánh giá toàn cảnh trong một thời gian dài. Một quý, một tháng chưa nói lên điều gì. Thậm chí, một vài năm, một đất nước có thể thâm hụt thương mại do họ nhập khẩu máy móc thiết bị và thâm hụt đó sẽ giảm dần trong quá trình phục hồi tăng trưởng. Chúng ta mới thâm hụt ở mức độ khiêm tốn là 1,47 tỷ USD trong 6 tháng là không đáng lo ngại, chỉ phản ánh trạng thái nhất thời của cán cân thương mại.

Xuất khẩu của chúng ta không tăng nhanh như nhập khẩu do ảnh hưởng bởi dịch ở các địa phương có nhiều khu công nghiệp. Khi các khu vực đó phục hồi lại, mức độ tăng trưởng xuất khẩu của chúng ta sẽ cao hơn.

GS. TS Trần Thọ Đạt, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng. Ảnh: VGP/Phương Liên

最近更新