【gladbach – frankfurt】Đại biểu Quốc hội: Phải quản lý giá của tất cả các loại thuốc
Giá thuốc chênh lệch giữa các cơ sở y tế và nhà thuốc,ĐạibiểuQuốchộiPhảiquảnlýgiácủatấtcảcácloạithuốgladbach – frankfurt Bộ Y tế nói gì? Cơ sở kinh doanh dược: Không bán buôn, bán lẻ thuốc cao hơn mức giá kê khai, kê khai lại TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó nhiều vấn đề “nóng” cho doanh nghiệp lĩnh vực y tế |
Phải có biện pháp quản lý giá phù hợp với thực tiễn
Sáng 22/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội |
Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà - đoàn Hà Nội cho biết, về vấn đề quản lý giá thuốc, tại Điều 2 của dự thảo nêu khái niệm về giá bán buôn thuốc dự kiến. Đây cũng là khái niệm để quản lý giá thuốc.
Tuy nhiên, qua báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong hồ sơ do Bộ Y tế trình Quốc hội thì chủ yếu mô hình quản lý giá thuốc là cơ quan quản lý nhà nước quy định trần giá thuốc như ở Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan…
Dự thảo hiện nay quy định mức giá bán buôn tối đa lại do cơ sở nhập khẩu thuốc, cơ sở sản xuất thuốc quy định. Quy định này có thể dẫn đến nguy cơ độc quyền thuốc trên thị trường.
"Ví dụ như, trong trường hợp cơ sở nhập khẩu thuốc xác định mức giá bán buôn dự kiến rất thấp và thành lập chuỗi nhà thuốc để bán lẻ. Sau đó đẩy giá thuốc tăng lên ở hệ thống bán lẻ của mình. Đây chính là kênh bán hàng trực tiếp cho người dân và người dân vẫn phải mua thuốc giá cao"- đại biểu đoàn Hà Nội nêu.
Theo quy định tại Điều 107 dự thảo quy định chỉ công bố, công bố lại giá bán buôn thuốc dự kiến với thuốc kê đơn, Vậy một câu hỏi đặt ra đối với thuốc không kê đơn của cơ sở nhập khẩu và cơ sở sản xuất thì quản lý giá thế nào? "Tôi cho rằng khi quản lý về giá thì cần phải quản lý giá của tất cả các loại thuốc" - bà Trần Thị Nhị Hà nói.
Theo bà Trần Thị Nhị Hà, dự thảo Luật quy định tại Điều 112 sửa đổi, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh “Tổ chức tiếp nhận hồ sơ kê khai giá thuốc của các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn theo quy định về quản lý giá thuốc”.
Như vậy, nếu không có tiêu chí để các địa phương có thể ban hành danh sách các cơ sở kinh doanh dược phải kê khai giá sẽ dẫn đến mỗi địa phương sẽ có cách tổ chức thực hiện khác nhau, và cùng một doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều địa bàn thì việc thực hiện kê khai giá cũng sẽ khác nhau.
Hơn nữa, với các tỉnh thành có quy mô lớn như Hà Nội (gần 10.000 cơ sở bán lẻ và 1.500 cơ sở bán buôn), quy định này tạo thêm nhiều công việc cho chính quyền địa phương, tăng gánh nặng về thủ tục cho các cơ sở kinh doanh dược khi thực hiện kê khai giá.
Trong khi đó, ngay từ năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 23 về việc kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc. Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định 540 về chuẩn dữ liệu đầu ra trong đó có đầy đủ trường thông tin về giá thuốc để quản lý. Hơn nữa, theo quy định thì mục đích của kê khai giá chỉ là tổng hợp, dự báo thị trường theo quy định tại Luật giá.
Từ những phân tích nêu trên, đại biểu đề xuất Ban soạn thảo quy định tiêu chí đối với cơ sở dược phải kê khai giá thuốc để các địa phương tổ chức thực hiện; đồng thời, chưa thực hiện việc kê khai giá đối với cơ sở bán lẻ thuốc vì tất cả các cơ sở đều phải thực hiện niêm yết giá khi bán thuốc và phải thực hiện quy định liên thông dữ liệu trên hệ thống dược quốc gia.
Bà Trần Thị Nhị Hà - đoàn Hà Nội nhấn mạnh, thuốc là sản phẩm hàng hoá đặc biệt, cử tri rất mong muốn và hy vọng giá thuốc cũng phải quản lý rất đặc thù theo các quy định của Luật chuyên ngành, tuy nhiên các biện pháp quản lý giá thuốc được nêu trong dự thảo luật dược sửa đổi hầu hết lại quy định tuân thủ theo luật giá. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo cần có những quy định, biện pháp quản lý giá phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi khi triển khai thực hiện.
Cần tạo một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh
Đánh giá cao dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, đại biểu Trần Khánh Thu - đoàn Thái Bìnhcho hay, dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ 8 đã được các cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu một số ý kiến; tổng hợp và giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV và hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.
Đại biểu Trần Khánh Thu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình |
Góp ý về quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) đại biểu Trần Khánh Thu cho biết, tại Điều 32 khoản 1 của Luật Dược quy định hoạt động “kinh doanh bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc” là một hoạt động kinh doanh dược độc lập.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cũng được liệt kê tại khoản 2 điều 32 như một cơ sở kinh doanh dược độc lập với cơ sở bán buôn hay cơ sở bán lẻ thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Vì vậy, khi khoản 4 Điều 53a quy định các cơ sở kinh doanh dược có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện các hoạt động bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không nêu rõ các hoạt động này gắn với bán hàng thì vô hình chung đã loại trừ quyền kinh doanh của các doanh nghiệp FIE đối với một hoạt động kinh doanh độc lập không có liên quan đến phân phối thuốc được quy định trong Luật.
Đại biểu tỉnh Thái Bình nhấn mạnh, theo các hiệp định thương mại tự do như WTO, CPTPP, EVFTA… Việt Nam chưa cam kết mở cửa cho phân phối dược phẩm nhưng không bảo lưu quyền tiếp cận thị trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực logistics.
Theo cam kết trong WTO, Việt Nam đã bỏ hạn chế về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực logistics và sau 7 năm thực hiện kể từ khi gia nhập - tức là kể từ năm 2014, Việt Nam đã không còn hạn chế đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này.
Như vậy, theo các cam kết quốc tế, Việt Nam đã tham gia thì các dịch vụ bảo quản vận chuyển thuốc, nguyên liệu làm thuốc nếu được cung cấp độc lập, không gắn liền với hoạt động bán hàng thì không được coi là hoạt động có liên quan đến phân phối và Việt Nam cho đến nay không hạn chế quyền tiếp cận thị trường đối với các dịch vụ này.
Về cơ sở thực tiễn, với những nguyên nhân đã nêu trong báo cáo, khi chúng ta còn băn khoăn nếu mở rộng thêm quyền cho các doanh nghiệp FIE sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp trong nước, thì thực tế hiện nay, khi Nghị định số 54 hướng dẫn thi hành Luật Dược ban hành thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng không được cung cấp cả một số dịch vụ logistics như dịch vụ bảo quản và vận chuyển thuốc. Sau 7 năm thực hiện Nghị định này, số lượng doanh nghiệp trong nước có khả năng cung cấp các dịch vụ này thực chất không nhiều.
Thực tiễn trong nước và quốc tế cho thấy, việc tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh theo cơ chế thị trường sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát huy sự tự chủ, nâng cao tính cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển, không chỉ cho các doanh nghiệp trong nước mà cả ngành công nghiệp.
Phần lớn các quốc gia trong khu vực và trên thế giới có ngành công nghiệp dược phẩm phát triển như Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, đều đã thực hiện chính sách mở cửa trong lĩnh vực phân phối và logistics dược phẩm và những chính sách này đã có tác động tích cực trong việc huy động và thu hút vốn đầu tư nước ngoài để nâng cao năng lực phát triển cho các doanh nghiệp trong nước.
Trong khi thực hiện các chính sách mở cửa, các nước vẫn đảm bảo không chỉ cung ứng thuốc trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài và đảm bảo an ninh y tế cho chính quốc gia họ và cả khu vực và các quy định pháp luật về giá và chống cạnh tranh giúp cho họ bảo đảm các mục tiêu về an ninh y tế và kiểm soát giá thuốc. Vì vậy, chúng ta cũng nên tham khảo kinh nghiệm của các nước trong lĩnh vực này, và điều đó cũng phù hợp với chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển công nghiệp dược.
Từ đó, đại biểu Trần Khánh Thu đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi điểm a và b khoản 4, điều 53a như sau: a) Bán, giao nhận, vận chuyển thuốc, nguyên liệu làm thuốc, nếu các hoạt động giao nhận, vận chuyển thuốc, nguyên liệu làm thuốc gắn với bán hàng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều này; b) nhận bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc không phải do chính cơ sở nhập khẩu hoặc sản xuất, nếu dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc gắn với bán hàng.
-
Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệCựu cán bộ công an hầu tòa vì lừa đảo chiếm đoạt tài sảnHai Bộ nghiên cứu mở rộng diện miễn visa để thu hút khách du lịchPhát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoạiBắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng BomLãnh án 2 năm 6 tháng tù vì cướp giật 1,2 lượng vàngGiới thiệu Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nướcQuyền Chủ tịch nước chia buồn với Tổng thống Putin sau vụ khủng bố ở NgaCác chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh12 tháng tù vì trộm 2 con gà
- ·Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- ·Việt Nam luôn sát cánh, ủng hộ Palestine sớm gia nhập Liên Hợp Quốc
- ·Thủ tướng: 'Ai có gì góp nấy' để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo
- ·Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam với ông Lê Trí Thanh
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Cựu cán bộ công an hầu tòa vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- ·Sẽ sửa cầu qua kênh Tắc Huyện Phương
- ·Công nhận kinh tế thị trường sẽ là minh chứng cho lòng tin Việt
- ·Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
- ·Thành phố Vị Thanh: Bắt khởi tố 33 đối tượng phạm pháp hình sự
- ·Xét xử rút kinh nghiệm vụ án đánh bạc với 9 bị cáo
- ·Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' Điện Biên Phủ
- ·Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
- ·Cần sớm sửa chữa cầu
- ·Vì sao vẫn còn nhiều cuộc gọi “rác”, lừa đảo ?
- ·Nhớ lời công an dặn nên không bị lừa mất 700 triệu đồng
- ·Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm
- ·Tranh chấp phần đất đã thế chấp, giải quyết ra sao ?
- ·Tiền Giang báo cáo Phó Thủ tướng ‘đủ nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn, mặn’
- ·'Ngồi trên núi vàng, Hà Nội đã phát huy được bao nhiêu?'
- ·Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
- ·Rạp cưới lấn chiếm lòng đường: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông
- ·Nhậu xong hút ma tuý, 4 bị cáo nhận 29 năm tù
- ·Sắp trình Quốc hội dự án cao tốc Gia Nghĩa
- ·Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
- ·Thủ tướng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản
- ·Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- ·Xử phạt vi phạm hành chính trên 29 tỉ đồng
- ·Lần đầu tiên Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican thăm Việt Nam
- ·Đề nghị Chính phủ chỉ đạo thanh tra doanh nghiệp kinh doanh vàng
- ·Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
- ·Phấn đấu đến năm 2030, ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP
- ·Thủ tướng mong phát huy tối đa vai trò trí thức, chuyên gia Việt tại Australia
- ·Đảm bảo trợ giúp pháp lý kịp thời cho các nhóm đối tượng yếu thế
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- ·Các Giáo sư Đại học Harvard ấn tượng với sự phát triển của Việt Nam