【ket qua bong da ngoai hang】Thủ tướng kêu gọi Nhật Bản đầu tư, hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế
作者:Cúp C1 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 00:00:27 评论数:
Trả lời báo chí Nhật Bản về chuyến thăm chính thức đầu tiên Nhật Bản từ 22 – 25/11,ủtướngkêugọiNhậtBảnđầutưhỗtrợViệtNamphụchồikinhtếket qua bong da ngoai hang Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Cùng nhau mở ra giai đoạn phát triển mới
“Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn cùng Nhật Bản mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hai nước, sâu sắc và hiệu quả hơn, vì hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo người đứng đầu Chính phủ, qua nhiều thăng trầm của lịch sử và những duyên nợ với nhau, ngày nay, Việt Nam và Nhật Bản là những người bạn, đối tác thân thiết, tin cậy của nhau trên nhiều lĩnh vực. “Có thể nói quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất”.
Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng đầu về vốn ODA, thứ hai về đầu tư, thứ ba về du lịch và thứ tư về thương mại.
Lô vắc xin Covid-19 của Chính phủ Nhật Bản trao tặng Việt Nam hồi tháng 6/2021. |
“Mối quan hệ của Nhật Bản và Việt Nam càng thể hiện sâu sắc những lúc khó khăn và thách thức. Trong dịch bệnh Covid-19, hai nước đã luôn chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau. Chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ hiệu quả, kịp thời của Nhật Bản trong phòng chống dịch bệnh với các khoản viện trợ trên 4 triệu liều vắc xin và nhiều trang thiết bị, vật tư y tế”, Thủ tướng cho hay.
Người đứng đầu Chính phủ cho biết, Việt Nam rất quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam duy trì, phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm chuỗi sản xuất và cung ứng.
“Việt Nam mong muốn cùng Nhật Bản thực hiện hiệu quả hơn nữa cơ chế hợp tác hiện nay, đồng thời xây dựng cơ chế hợp tác mới để cùng nhau mở ra giai đoạn phát triển mới của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Trong đó, Thủ tướng nhắc đến việc thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ song phương trên các lĩnh vực: Hợp tác kinh tế trong đại dịch Covid-19; thương mại song phương, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa hai nước vào thị trường của nhau.
Bên cạnh đó, Việt Nam kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút từ Nhật Bản nguồn vốn tài chính, vốn đầu tư, vốn ODA với gói đủ lớn, ưu đãi, linh hoạt, thủ tục đơn giản nhất có thể, phù hợp trong điều kiện bối cảnh cần nhanh chóng phục hồi kinh tế xã hội do đại dịch Covid-19 gây ra.
Việt Nam đang tập trung cho phục hồi kinh tế, hạ tầng chiến lược, hợp tác y tế, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển đổi số, kinh tế số, ứng phó với biến đổi khí hậu…
“Nhân dân Việt Nam luôn dành tình cảm, sự trân trọng, quý mến và tin cậy lớn dành cho đất nước và con người Nhật Bản. Tôi tin tưởng rằng với sự nỗ lực, đồng lòng, sự tin cậy cao của cả hai bên, Việt Nam và Nhật Bản sẽ tiếp tục đà phát triển tốt đẹp của mối quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á”, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Cam kết bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư
Liên quan đến việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để nhà đầu tư nước ngoài coi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn trong dài hạn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hiện Việt Nam cơ bản đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất, chủ động chuyển chiến lược từ “không Covid” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội”.
Đây là hướng đi phù hợp vì các chỉ số kinh tế 2 tháng gần đây sau khi thực hiện chuyển hướng kiểm soát dịch bệnh đã thể hiện sự tích cực và phục hồi kinh tế rõ nét.
Việt Nam xác định cách tiếp cận toàn dân và lấy người dân và doanh nghiệp vừa là mục tiêu, động lực, vừa là trung tâm, là chủ thể trong ứng phó dịch bệnh và phục hồi kinh tế - xã hội. Chính phủ Việt Nam luôn thấu hiểu và hết sức chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp.
“Vừa qua, tôi đã có nhiều buổi làm việc và trực tiếp lắng nghe những ý kiến, đề xuất của các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp của Nhật Bản”, Thủ tướng thông tin.
Hiện nay, để thu hút các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản tiếp tục kinh doanh và đầu tư mới vào Việt Nam, Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang tập trung vào một số định hướng chính sách để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Đó là, tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để hợp tác và phát triển. “Quan điểm nhất quán của Việt Nam là điều hành kinh tế tạo môi trường vĩ mô ổn định để nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư tại Việt Nam”.
Cùng với đó là nâng cao chất lượng quản trị quốc gia, quản trị ngành; hoàn thiện thể chế, tiến hành sửa đổi các quy định pháp luật theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền, giảm thiểu tối đa thủ tục đầu tư - kinh doanh của doanh nghiệp, giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hành chính…
Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật-Việt Nikai Toshihiro tặng Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu trưng. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Đồng thời, Chính phủ xem xét xử lý ngay những khó khăn, vướng mắc hiện nay của các hiệp hội doanh nghiệp, trong đó có Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản nhằm phục hồi chuỗi cung ứng, bảo đảm lưu thông hàng hoá, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện bình thường mới.
“Chính phủ Việt Nam cam kết bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư và đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”, Thủ tướng cho hay.
Ngoài ra, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đưa ra cam kết hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thúc đẩy sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống. Cụ thể như thực hiện miễn, giảm nhiều loại thuế, phí, lệ phí, giảm giá điện, cước phí viễn thông; thúc đẩy việc mở lại đường bay quốc tế, hoàn thiện quy trình nhập cảnh mới…
Cùng với đó, triển khai quyết liệt các chương trình đầu tư cho hạ tầng chiến lược.
“Chúng tôi kêu gọi các phương thức đầu tư có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân, nhất là phát huy hiệu quả mô hình hợp tác công - tư vào đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số, phát triển xanh, chống biến đổi khí hậu”, Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo nhân lực số, lao động có kĩ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Nhân đây, Thủ tướng đánh giá cao và cảm ơn Chính phủ, nhân dân, và các doanh nghiệp Nhật Bản đã chung sức, đồng lòng, chia sẻ với Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đóng góp cho Quỹ vắc xin của Việt Nam.
“Với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, đây là giá trị hết sức quý báu trong quan hệ bạn bè tin cậy, chân thành giữa hai nước”, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam chia sẻ.
Thu Hằng (từ Tokyo, Nhật Bản)
Thủ tướng: Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu của Việt Nam
Thủ tướng nhấn mạnh, Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu của Việt Nam, quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt - Nhật phát triển mạnh mẽ với sự tin cậy chính trị cao.