Tham gia vào chiến dịch đó có các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế,êuchuẩnhóaChungtayđẩylùiđạidịkết quả trận dusseldorf khu vực và các tổ chức tiêu chuẩn hóa của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta. Ở cấp độ quốc tế, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC) đi đầu trong việc đưa ra các giải pháp kịp thời góp phần cùng cộng đồng phòng chống dịch.
Ngay từ những ngày đầu đại dịch xảy ra, các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, khu vực, quốc gia đã cung cấp miễn phí hàng trăm tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến lĩnh vực trang thiết bị, vật tư y tế, như: máy thở, khẩu trang y tế, trang phục bảo vệ, găng tay y tế…. Các tiêu chuẩn này được các tổ chức tiêu chuẩn hóa đăng trên các trang điện tử của mình, có thể tải miễn phí được ở mọi nơi trên thế giới. Các tiêu chuẩn đó không chỉ giúp mọi người, người bệnh, các nhân viên y tế tuyến đầu được an toàn, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, mà còn giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, mua bán, trao đổi thuận lợi hơn, tránh rào cản kỹ thuật không cần thiết, nhất là khi có trao đổi, lưu thông xuyên biên giới giữa các nước. Các tổ chức tiêu chuẩn hóa cũng cung cấp miễn phí các tiêu chuẩn trong lĩnh vực quản lý, như hệ thống quản lý chất lượng chung (ISO 9001), hệ thống quản lý rủi ro (ISO 3100, hệ thống quản lý kinh doanh liên tục (ISO 22301), hệ thống quản lý chất lượng trang thiết bị y tế (ISO 13475)…Những tiêu chuẩn này giúp cộng đồng doanh nghiệp nâng cao khả năng quản lý chất lượng, phòng chống và vượt qua rủi ro, duy trì sản xuất, bảo đảm kinh doanh không bị đứt gãy. Riêng ISO 13475 giúp các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực trang thiết bị, vật tư y tế tăng cường quản lý, duy trì sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng. Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia của Việt Nam là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ngay từ những ngày đầu đại dịch cũng thực hiện giải pháp này, cung cấp miễn phí hàng chục tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) liên quan.
Trong đại dịch, cũng như các tổ chức khác, các tổ chức tiêu chuẩn hóa một mặt phải duy trì hoạt động thường xuyên và đảm bảo tiến độ thực hiện các chương trình/ kế hoạch công tác, tiếp tục triển khai xây dựng các tiêu chuẩn mới cho các đối tượng thuộc hầu hết các lĩnh vực hoạt động của đời sồng kinh tế-xã hội. Hàng vạn tiêu chuẩn đang được xây dựng ở những giai đoạn khác nhau. Mặt khác nhiều tổ chức tiêu chuẩn hóa đã cố gắng xây dựng các hướng dẫn liên quan đến khắc phục đại dịch nhanh nhất có thể để giúp cộng đồng vượt qua đại dịch. Biết rằng đại dịch còn có thể diễn biến khó lường, khó có thể đưa xã hội về trạng thái ‘Zero Covid” một sớm một chiều, và chúng ta không thể đợi đến ngày không còn covid mới bắt đầu lại cuộc sống, mới trở lại sản xuất, kinh doanh. ISO ngay từ đầu dịch đã bắt tay ngay vào xây dựng các tài liệu chuẩn (Normative document) của mình. Một tiêu chuẩn ISO từ khi có dự thảo đề nghị đến khi xuất bản thường kéo dài khoảng 3 năm, chưa kể giai đoạn nghiên cứu xây dựng dự thảo đề nghị ban đầu. Nếu đợi tiêu chuẩn chính thức được xuất bản thì e rằng không đảm bảo phục vụ kịp thời cho cộng đồng, nên ISO đã chọn phương án nhanh nhất là xuất bản các Quy định kỹ thuật (Technical Specification- TS) và Quy định kỹ thuật phổ biến rộng rãi (Publicly Available Specification-PAS) với thời gian xây dựng được rút ngắn.
TS là một dạng tài liệu chuẩn/ ấn phẩm kỹ thuật của ISO, thường đề cập đến các công việc vẫn còn đang trong quá trình phát triển kỹ thuật, và tin rằng trong tương lai, sẽ hoàn thiện để công bố thành một tiêu chuẩn quốc tế đồng thuận chung. TS được xuất bản để sử dụng ngay trong trường hợp cần thiết, nhưng nó cũng cung cấp một phương tiện để thu thập ý kiến phản hồi. Mục đích cuối cùng là sẽ chuyển đổi TS sang dạng Tiêu chuẩn quốc tế ISO.
PAS cũng là một dạng tài liệu chuẩn/ấn phẩm kỹ thuật của ISO được xuất bản để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị trường, của cộng đồng. Cũng giống như TS, PAS được công bố để sử dụng ngay lập tức và cũng là một phương tiện thu thập thông tin phản hồi từ người sử dụng và các bên liên quan khác để cuối cùng, nếu thích hợp, sẽ nâng cấp thành Tiêu chuẩn quốc tế ISO. Các PAS có tuổi thọ sử dụng tối đa là sáu năm, sau đó chúng có thể được xem xét để chuyển đổi thành Tiêu chuẩn quốc tế hoặc bị hủy bỏ.
Thời gian qua, với mục đích đáp ứng kịp thời, nhanh chóng, nhằm góp phần vào phục hồi sản xuất kinh doanh, ISO đã công bố một số TS và PAS.
ISO / TS 22393: 2021 An ninh và khả năng phục hồi - Khả năng phục hồi của cộng đồng - Hướng dẫn hoạch định phục hồi và đổi mới được bắt đầu xây dựng vào tháng 3/2020 trong những tháng đầu tiên của đại dịch COVID-19. TS này hỗ trợ cộng đồng quốc tế nâng cao khả năng phục hồi vượt qua đại dịch COVID-19 hiện nay và chuẩn bị sẵn sàng cho các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
ISO/ PAS 5643: 2021 Du lịch và các dịch vụ liên quan – Các yêu cầu và hướng dẫn để giảm sự lây lan của COVID-19 trong ngành du lịch, trong đó quy định các yêu cầu và hướng dẫn cơ bản để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus trong ngành du lịch toàn cầu, một trong các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch covid-19. Việc phát hành PAS này là biện pháp sẽ giúp các tổ chức du lịch tiếp tục cung cấp các dịch vụ và sản phẩm du lịch an toàn trong bối cảnh đại dịch, sẽ góp phần phục hồi ngành du lịch và khôi phục niềm tin của du khách trong điều kiện không thể có “zero F0”.
Ngoài ra nhiều dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc tế khác đang được đẩy nhanh. Nhiều Ban kỹ thuật tiêu chuẩn tổ chức các cuộc họp và thảo luận thông qua các cuộc họp trực tuyến hoặc trực tiếp và trực tuyến song song. Một số dự án tiêu chuẩn mới được đề xuất và đang được Ban kỹ thuật ISO/TC 304, Quản lý tổ chức chăm sóc sức khỏe nghiên cứu xây dựng để đáp ứng nhu cầu cộng đồng trong đại dịch.
Rất nhiều nước thành viên ISO cũng đồng loạt cho đăng tải các tiêu chuẩn liên quan đến phòng chống covid trên trang điện tử của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia, kể cả Việt Nam, để cung cấp miễn phí cho mọi nhu cầu sử dụng.
Nhiều nước chưa có tiêu chuẩn về trang thiết bị, vật tư y tế thiết yếu đã khẩn trương xây dựng các tiêu chuẩn của mình để phục vụ cho công tác phòng chống dịch. Nhiều hướng dẫn cũng được xây dựng và phổ biến rông rãi. Hoạt động đánh giá chứng nhận hệ thống và sản phẩm từ xa như một biện pháp tạm thời để thay thế việc đánh giá tại chỗ được thực hiện để phục vụ kịp thời sản xuất, kinh doanh. Giảm hoặc miễn phí một số hoạt động dịch vụ liên quan cũng được nhiều nơi thực hiện.
Nhiều nước đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ hiệu chuẩn cho các trang thiết bị y tế, xây dựng các quy trình khử trùng và phương pháp xét nghiệm… Nhiều hội nghị phổ biến tiêu chuẩn, nhiều khóa đào tạo, nhiều hội nghị, hội thảo khoa học được tổ chức thông qua mạng xã hội. Nhiều kênh trực tuyến được mở ra để các chuyên gia sẵn sàng trả lời các câu hỏi của mọi người. Các hình thức nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tiêu chuẩn và chất lượng phục vụ phòng chống Covid-19 còn xuất hiện thông qua mạng xã hội (Instagram, Twitter và Facebook).
Không thể liệt kê hết các giải pháp, các sáng kiến mà các tổ chức tiêu chuẩn hóa sử dụng trong thời gian qua để chung tay góp sức phòng chống, đẩy lùi đại dịch Covid-19. Nhưng việc đảm bảo cho hạ tầng chất lượng quốc gia của các nước đáp ứng nhu cầu duy trì và phục hồi sản xuất, kinh doanh trong thời đại dịch là một đóng góp của hoạt động tiêu chuẩn hóa vào việc ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế.
Theo CL&CS