Hưng Hải Group - "Ông trùm" khoáng sản và năng lượng kín tiếng
Cái tên Hưng Hải được chú ý khi vừa xuất hiện trong một thương vụ chuyển nhượng dự án điện gió tại Gia Lai . Tuy nhiên,ưngHảbảng xếp hạng benfica gặp sporting bản thân Hưng Hải cũng là một cái tên không kém đình đám trên thị trường, trong lĩnh vực khoáng sản và mới đây là năng lượng sạch.
Sau thương vụ BB Power Holdings mua cổ phần chi phối tại doanh nghiệp dự án Nhà máy điện gió Hưng Hải (Gia Lai), nhiều người mới chú ý đến cái tên Hưng Hải Group. Tuy nhiên, trên thực tế, Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Hải(Hưng Hải Group) được thành lập từ tháng 12/2008, nổi danh với nhiều dự án ở các tỉnh Tây Bắc, bao gồm Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai.
Tính tới tháng 10/2016, quy mô vốn của Hưng Hải Groupđạt 200 tỷ đồng. Trong đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Trần Đình Hảigóp 190 tỷ đồng, sở hữu 95% vốn điều lệ. Số cổ phần còn lại chia đều cho 2 cổ đông cá nhân là ông Vũ Quang Trường và bà Trần Thị Hiền. Vị trí Tổng giám đốc của Hưng Hải Group hiện do ông Đào Hùng Cường (sinh năm 1980) đảm nhiệm.
Nổi danh trong lĩnh vực khai khoáng
Cái tên Hưng Hải Group nổi danh từ lĩnh vực khoáng sản. Doanh nghiệp này đầu tư vào nhiều dự án, chủ yếu các lĩnh vực khai thác mỏ, xây dựng cầu đường và thủy điện. Vị thế của Hưng Hải Group phần nào được khẳng định khi tập đoàn này được UBND tỉnh Lai Châu lựa chọn là đối tác chiến lược, chỉ định thực hiện nhiều dự án thủy điện lớn tại địa phương.
Trong lĩnh vực khai thác mỏ, Hưng Hải Group được biết đến là đơn vị quản lý, khai thác mỏ đất hiếm Nam và Bắc Nậm Xe (Lai Châu).
Hưng Hải Group và ông Trần Đình Hải còn tham gia góp vốn, nắm tỷ lệ chi phối tại nhiều doanh nghiệp hoạt động khai thác quặng kim loại quý hiếm, nổi bật là Công ty cổ phần Khai thác và Chế biến đất hiếm Nậm Xe hay Công ty cổ phần Đất hiếm Tây Bắc.
Hưng Hải Group cũng tham gia góp 70 tỷ đồng, sở hữu 20% vốn của Công ty cổ phần Đất hiếm Lai Châu - Vimico (Lavreco) - thành viên của Tổng công ty Khoáng sản (Vinacomin), doanh nghiệp quản lý toàn bộ mỏ đất hiếm Đông Pao (Lai Châu).
Như vậy, cả 3 mỏ đất hiếm lớn nhất cả nước vừa được đề cập bên trên đều ít nhiều có sự góp mặt của doanh nghiệp này.
Tới “đại gia” năng lượng
Ngoài khoáng sản, Hưng Hải Group còn được biết đến với vai trò chủ đầu tư của nhiều dự án thủy điện. Trong đó, riêng ở dự án Thủy điện Nậm Củm 4, Hưng Hải Group đã thoái vốn vào năm 2017. Hiện đơn vị này Thủy điện Tả Páo Hồ, Thủy điện Nậm Na 2, Thủy điện Nậm Na 3 (Lai Châu), Thủy điện Suối Chăn (Lào Cai), Thủy điện Sông Mã 3 (Điện Biên).
Tuy nhiên, thủy điện không phải hoạt động lõi trong mảng năng lượng của Hưng Hải, thay vào đó, năng lượng sạch mới đang là hướng đầu tư chính của doanh nghiệp này.
Trong một thương vụ đầu tư ít được biết đến, ông Trần Đình Hải từng nắm giữ 99,27% vốn của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Hưng (Thành Hưng). Dù ông Hải đã thoái vốn từ tháng 5/2017, song Thành Hưng vẫn góp mặt trong một số dự án năng lượng tái tạo của Hưng Hải.
Ngoài ra, doanh nghiệp này sở hữu dự án điện giócó công suất 600 MW, tổng vốn đầu tư 21.000 tỷ đồng tại Gia Lai. Bên cạnh đó, tập đoàn còn là chủ đầu tư cụm 5 dự án điện mặt trời Lộc Ninh (Bình Phước), có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng.
Các dự án đều được ký hợp đồng mua bán điện (PPA) với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Hưng Hải Group còn được Bình Phước chỉ định thực hiện dự án công trình đường dây và trạm biến áp 220 kV đấu nối các nhà máy điện mặt trời trên địa bàn huyện Lộc Ninh vào hệ thống điện lưới quốc gia.
Việc các dự án được đảm bảo về đầu ra phần nào khiến cụm dự án quang điện Lộc Ninh của Hưng Hải Group trở nên hấp dẫn và lọt vào tầm ngắm của “đại gia” ngành năng lượng Thái Lan - Super Energy Corporation(SEC). Tháng 3/2020, SEC công bố thông tin cho biết muốn chi tới 456,7 triệu USD, tương đương 26,23% tổng tài sản, để thâu tóm 4 dự án điện mặt trời Lộc Ninh 1, 2, 3, 4 của Hưng Hải Group.