【keo 1/2】Tín dụng cho doanh nghiệp: Vẫn còn e ngại
Cửa hẹp cho DN
Ông Phạm Ngọc Long, Viện Khoa học quản trị DNNVV Việt Nam cho biết: Theo khảo sát gần đây của Hiệp hội DNNVV, chỉ có khoảng 32,38% DNNVV cho biết có khả năng tiếp cận và vay vốn ngân hàng thường xuyên; 35,24% phản ánh khó tiếp cận; số còn lại là không thể tiếp cận. Trong khi đó, kênh huy động vốn khác trên thị trường như phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc tự huy động vốn thì phần lớn các DNNVV thường không có đủ điều kiện và uy tín để tiếp cận.
Mặc dù lãi suất hiện nay đã giảm khá mạnh so với thời “cao điểm”, song ông Phạm Ngọc Long vẫn cho rằng: Phần lớn DNNVV khó có lợi nhuận cao trên 10% để chịu nổi mặt bằng lãi suất hiện nay. DN vẫn rất khó khăn khi tiếp cận vay mới vì phần lớn tài sản đảm bảo đã cạn kiệt, tổng tài sản có sinh lời và doanh thu sụt giảm, quy mô thu hẹp.
Lý giải nguyên nhân sâu xa khiến DNNVV khó tiếp cận tín dụng, ông Long phân tích: Khu vực DNNVV nhìn chung trong vòng 5 năm gần đây so với một số loại DN khác dần yếu kém về chất lượng và thua kém về năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững. Việc chậm trễ tháo gỡ khó khăn của DNNVV về thị trường đất đai, vốn, công nghệ… là trở ngại có tính chất dây chuyền cho việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Còn nguyên nhân trực tiếp một phần là do các ngân hàng thương mại quá thận trọng, co cụm, có phần bảo thủ và “bàng quan” trong việc tiếp cận vốn tín dụng cho DNNVV; thủ tục trở nên phức tạp và quá sức đối với DN.
Xuất phát từ thực tiễn cho vay vốn của DNNVV ở Hà Nội, nghiên cứu của TS Hoàng Việt Trung, ThS Phạm Hùng Thắng (Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội) chỉ ra thực tế nhiều ngân hàng thương mại cho rằng, cho vay DNNVV là khá mạo hiểm và có tỷ lệ rủi ro cao. Chính sự bất ổn định của khu vực kinh tế này và tỷ lệ phá sản cao cũng như dễ bị ảnh hưởng của thị trường khiến cho ngân hàng thương mại, đặc biệt là ngân hàng thương mại Nhà nước e ngại, sợ rủi ro nên không tích cực tiếp cận, tìm kiếm khách hàng là DNNVV. Về mặt chủ quan, đa phần DNNVV kinh doanh có tính chất ngắn hạn, thương vụ, yếu trong việc tiếp thị và tìm kiếm thị trường. Chính vì vậy ngân hàng chủ yếu chỉ cấp tín dụng ngắn hạn, mang tính thương vụ cho các DNNVV mà ít phê duyệt các dự án đầu tư chiều sâu nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của DNNVV.
Cần chính sách đột phá
Đề cập đến các điểm nghẽn khiến tín dụng khó tới DN nói chung, TS Nguyễn Mạnh Hùng, Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) nhấn mạnh thông tin đáng chú ý. Đó là các DN nợ nần dây dưa, nợ xấu ngân hàng cao, lòng tin suy giảm nghiêm trọng. Nếu như trước 2011, phần lớn hợp đồng kinh tế giữa các DN đối tác của nhau đều khá dễ chịu về điều khoản thanh toán thì từ đầu năm 2012 đến nay, chủ yếu là phải “tiền trao cháo múc”. Khi lòng tin lẫn nhau suy giảm, khả năng bán hàng lại càng trở nên khó khăn. Tương tự, nợ xấu cao, lòng tin lẫn nhau giữa ngân hàng và DN giảm thấp. DN muốn vay vốn ngân hàng phải có tài sản thế chấp, trong khi tài sản của DN lại đang được bảo đảm cho những khoản nợ xấu chưa thể trả nợ cho ngân hàng.
Liên quan đến chuyển động của dòng tín dụng cho nền kinh tế, Vụ Dự báo - Thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng vừa công bố kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý I-2015 của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Kết quả điều tra cho thấy, nhu cầu vay vốn của khách hàng có xu hướng phục hồi rõ nét kể từ quý IV-2014. Khoảng 84-97% tổ chức tín dụng dự báo, dư nợ tín dụng sẽ tiếp tục tăng cao trong quý I và cả năm 2015, trong đó tín dụng VND tăng nhanh hơn so với tín dụng ngoại tệ. Bình quân toàn hệ thống kỳ vọng, dư nợ tín dụng tăng khoảng 3,5% trong quý I và tăng 14,57% tính đến cuối năm 2015, ghi nhận kết quả tăng trong 4 năm liên tiếp.
Theo TS Nguyễn Mạnh Hùng, để khơi thông tín dụng cần có chính sách đột phá về hoạt động cấp và xử lý tín dụng. Đối với những khoản cấp tín dụng mới này, cần có cơ chế phù hợp về điều kiện vay vốn. Trong đó lưu ý điều kiện về khả năng tài chính và điều kiện về tài sản đảm bảo tiền vay. Rõ ràng với khách hàng có nợ xấu thì tại thời điểm vay vốn khách hàng không có khả năng tài chính để trả nợ vay. Khách hàng cũng không thể có tài sản bảo đảm tiền vay vì tài sản của DN lại đang được bảo đảm cho những khoản nợ xấu chưa thể trả nợ cho ngân hàng. Do đó, về điều kiện bảo đảm khả năng tài chính, cần quy định theo hướng là khách hàng phải chứng minh được nguồn tiền có được để trả nợ khi đến hạn. Về tài sản bảo đảm tiền vay, cần hướng dẫn các tổ chức tín dụng áp dụng việc sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay. Nếu giải quyết được hai vấn đề cơ bản này thì mới có thể thúc đẩy tăng trưởng tín dụng có kết quả.
相关文章
Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
(Ảnh chỉ có tính minh họa. Nguồn: chainstoreage.com)Trong một thông báo phát đi vào ngày 12/10, hãng2025-01-25Thượng viện Bolivia thông qua dự luật mở đường cho cuộc bầu cử mới
Liên hợp quốc tìm cách giải quyết khủng hoảng chính trị ở BoliviaKhủng hoảng Bolivia hé lộ “bức tran2025-01-25Nhà xây không phép ngang nhiên lấn chiếm ở phường Yên Phụ
Mặc dù không có giấy phép xây dựng, diện tích không đủ điều kiện xây nhà nhưng UBND phường Yên Phụ l2025-01-25Nga, Trung Quốc lên tiếng về vụ Mỹ không kích làm chết tướng Iran
Nhiều nước đã lên tiếng chỉ trích, sau khi Mỹ tuyên bố cuộc không kích của nước này nhằm vào sân bay2025-01-25Bình Định từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
Thông tin được Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định Lê Ho&2025-01-25HoREA kiến nghị gỡ rối bảo lãnh bất động sản
Hơn 3 tháng quy định bảo lãnh theo Điều 56, Luật Kinh doanh Bất động sản 2014, có hiệu lực, nhưng vẫ2025-01-25
最新评论