当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kq phap 2】Chuyển đổi số tạo sức bật cho nông nghiệp 正文

【kq phap 2】Chuyển đổi số tạo sức bật cho nông nghiệp

来源:88Point   作者:Ngoại Hạng Anh   时间:2025-01-12 05:52:37
Chuyển đổi số tạo sức bật cho nông nghiệp
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Khánh Linh

Ngày 2/12, tại Hà Nội, Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chủ trì tổ chức Diễn đàn "Nông dân Quốc gia lần thứ VI chủ đề: Nông dân với chuyển đổi số nông nghiệp".

Ngành nông nghiệp đã đạt thành công bước đầu về chuyển đổi số

Tại diễn đàn, Bộ NN&PTNT cho biết, ngành nông nghiệp đã đạt thành công bước đầu về chuyển đổi số. Điển hình, việc thực hiện chuyển đổi số bước đầu đã được áp dụng trong ngành nông nghiệp ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, mang lại những kết quả hết sức khả quan.

Các chương trình, phần mềm quản trị vườn trồng, nông nghiệp chính xác được áp dụng nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên (nước, phân bón…) để dần chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, tạo ra nhiều cơ hội tăng năng suất lao động, giảm phụ thuộc vào điều kiện môi trường, thời tiết, kiểm soát dịch, bệnh và công tác giống được thực hiện tốt hơn.

Ước tính đến hết năm 2021, cả nước có 19.000 hợp tác xã nông nghiệp và 79 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp, trong đó trên 2.200 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất (chiếm 12%).

Ở góc độ địa phương, ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, năm 2021, tỉnh Bắc Giang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trực tuyến trên nền tảng online.

Chia sẻ kinh nghiệm của Bắc Giang trong tiêu thụ vải thiều và các nông sản khác năm 2021, theo ông Phan Thế Tuấn, nhờ ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý sản xuất, xúc tiến thương mại, tiêu thụ vải thiều của tỉnh đạt được kết quả ấn tượng. Tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ đạt 215.852 tấn (cao nhất từ trước đến nay); thị trường được mở rộng và có dư địa lớn để phát triển.

Đặc biệt, hàng nghìn tấn vải được đưa tới tay khách hàng trong và ngoài nước qua hoạt động thương mại điện tử (tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử đạt trên 8.000 tấn). Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt 6.821 tỷ đồng.

Đến tháng 11/2021, thông qua sự hỗ trợ của các bộ, ngành chức năng và các doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử, đã có hơn 2 triệu hộ sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh, thành được đào tạo kỹ năng số, gần 50.000 sản phẩm nông sản được đưa các sàn thương mại điện tử và hàng nghìn giao dịch điện tử đã được thực hiện. Điều đó cho thấy hiệu quả bước đầu của công cuộc chuyển đổi số nông nghiệp, chuyển đối số là một tiến trình dài và để có được hiệu quả trên cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan, ban ngành ở trung ương và địa phương.

Tuy nhiên, theo các đại biểu, việc ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp hiện đang có một số khó khăn, vướng mắc như trình độ công nghệ chung của cả nước thấp.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, chỉ có 23% số doanh nghiệp theo 1 kết quả khảo sát có hoạt động đổi mới, cải tiến công nghệ. Tỷ lệ nhập khẩu công nghệ ở Việt Nam chỉ 10%; nhiều công nghệ thuộc thập niên 80-90 có 75% đã hết khấu hao. Trong khi đó, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ còn hạn chế, chưa hiệu quả...

Chuyển đổi số là cơ hội rất lớn để làm cuộc "đại thay đổi" cho ngành nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến thông tin, hiện cả nước có 4,1 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp nhưng lại được chia nhỏ ra thành 7 triệu mảnh ruộng, trải dài trên 14 vĩ độ của 7 vùng sinh thái khác nhau… Đây là một số liệu, dữ liệu khổng lồ đòi hỏi cần được "số hóa" hay chuyển đổi số thành một kho dữ liệu để phục vụ cho chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị của ngành nông nghiệp.

Nhiều nông dân đã thu được tiền tỷ trên chính những mảnh vườn, thửa ruộng, vuông tôm, chuồng trại của mình. Nhưng thực tế để hỏi thế nào là chuyển đổi số, không nhiều người nắm rõ.

"Để công cuộc chuyển đổi số của ngành nông nghiệp có thành công hay không phụ thuộc vào gần 100 nông dân xuất sắc có mặt tại đây. Chúng ta sẽ là những người đi đầu, những người dẫn dắt để cho hàng triệu hội viên nông dân cùng bước vào công cuộc chuyển đổi số đầy gian nan, thách thức nhưng cũng là cơ hội rất lớn để làm cuộc "đại thay đổi" cho ngành nông nghiệp" - ông Phùng Đức Tiến nêu rõ.

Chuyển đổi số tạo sức bật cho nông nghiệp
Chuyển đổi số tạo sức bật cho nông nghiệp. Ảnh: Khánh Linh

Ông Lương Quốc Đoàn - Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhấn mạnh, dưới tác động của đại dịch Covid-19, chuyển đổi số đã không còn là giải pháp lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi quốc gia và từng lĩnh vực, từng người dân.

Với vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế quốc dân, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ là một trọng những yếu tố then chốt giúp nông dân, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, hiệu quả sản xuất cao hơn.

"Chuyển đổi số là giải pháp tích cực có thể khắc phục điểm yếu cố hữu là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và hình thành chuỗi giá trị, liên kết sản xuất hiệu quả trong nông nghiệp. Chuyển đổi số trong nông nghiệp thành công sẽ là yếu tố quan trọng giúp chuyển đổi số quốc gia thành công" - ông Lương Quốc Đoàn nói.

Tiến sỹ Tan Siang Hee - Giám đốc CropLife châu Á đánh giá, Việt Nam đang có những bước tiến đầu tiên trong việc thực hiện số hóa nông nghiệp. Trong 18 tháng qua với tình hình đại dịch Covid-19, ngành nông nghiệp đã tự chuyển mình rất nhanh; trong đó nổi lên sự kết nối giữa nông dân và người tiêu dùng.

CropLife Asia đã thực hiện một cuộc khảo sát với trên 130 nông dân trồng lúa, trái cây, cà phê và rau. Kết quả cho thấy có 42% nông dân mong muốn chuyển sang ứng dụng nông nghiệp kỹ thuật số. Nhưng họ băn khoăn phải làm gì, làm như thế nào để có thể áp dụng những công nghệ mới. Theo khảo sát có hơn 89% người Việt Nam sử dụng điện thoại di động và 68% trong số đó là điện thoại thông minh, vì vậy đây là cơ hội lớn để người nông dân có thể phổ cập và áp dụng các công nghệ nông nghiệp cải tiến.

Để thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp, TS.Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) đề xuất một số giải pháp quan trọng như: Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về nông nghiệp; xác định các công nghệ số ưu tiên và các lĩnh vực ưu tiên phát triển trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cùng với đó, cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ tài chính cho nông dân quy mô nhỏ; khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai; thúc đẩy kinh tế tập thể và liên kết theo chuỗi giá trị và triển khai thí điểm các mô hình xã nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025.

“Chính phủ đã có chỉ đạo về xây dựng Chính phủ số, kinh tế số. Với ngành nông nghiệp, chúng tôi xác định xây dựng bộ số, kinh tế nông nghiệp số, nông dân số. Đó là xu thế không thể đảo ngược” - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

标签:

责任编辑:Nhà cái uy tín