【kết quả real valladolid】Thủ tướng Phạm Minh Chính khai mạc hội thảo kinh tế cấp cao Việt Nam
Cùng dự có ngài Yamada Takio,ủtướngPhạmMinhChínhkhaimạchộithảokinhtếcấpcaoViệkết quả real valladolid Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam; Lãnh đạo Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Ủy ban Kinh tế Nhật Bản - Việt Nam; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành; các cơ quan, doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam.
Hội thảo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Nhật Bản và Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) đồng tổ chức và được phát trực tuyến đến hàng nghìn doanh nghiệp trên toàn nước Nhật Bản.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Cách đây 50 năm, ngày 21/9/1973, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ đó tới nay, trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của tình hình thế giới, khu vực và của mỗi nước, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực.
Quan hệ chính trị, ngoại giao; hợp tác trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng ngày càng được tăng cường, đi vào chiều sâu, thực chất. Hoạt động văn hóa, giao lưu nhân dân đã trở thành một nền tảng quan trọng cho mối quan hệ ngày càng gắn bó và tin cậy giữa hai nước.
Đặc biệt, hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư luôn được đặc biệt chú trọng, đẩy mạnh toàn diện. Hai bên đã xây dựng nhiều khuôn khổ pháp lý quan trọng cho quan hệ song phương; đồng thời cùng là thành viên của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Đây chính là những hành lang quan trọng thúc đẩy quan hệ thương mại đầu tư giữa hai nước trên tinh thần hai bên cùng có lợi, bổ trợ lẫn nhau.
Về Hợp tác phát triển (ODA), sau hơn 30 năm, Nhật Bản trở thành quốc gia viện trợ ODA hàng đầu của Việt Nam với trên 2.700 tỷ Yên vốn vay, gần 100 tỷ Yên viện trợ không hoàn lại và 180 tỷ Yên hỗ trợ cho hợp tác kỹ thuật; góp phần quan trọng trong việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững; hỗ trợ chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam...
Về đầu tư, đến nay Nhật Bản có hơn 5 nghìn dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 70 tỷ USD, đứng thứ 3/141 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Và Việt Nam có 104 dự án đầu tư sang Nhật Bản với vốn đầu tư đăng ký đạt 19,2 triệu USD, đứng thứ 36 trong tổng số 79 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
Về thương mại, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước năm 2022 đạt gần 50 tỷ USD, đưa Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam; trong đó: Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đạt gần 25 tỷ USD, nhập khẩu đạt gần 24 tỷ USD.
Bên cạnh đó, Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản, cơ chế hợp tác đặc biệt giữa hai Chính phủ, qua 20 năm thực hiện với 8 giai đoạn, đã đem lại nhiều kết quả tích cực trong cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam để thu hút các nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng. Thủ tướng đánh giá cao sự quyết tâm, nghiêm túc, hiệu quả của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam khi hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã điểm qua về những nét nổi bật giữa quan hệ Việt Nam – Nhật Bản; nhấn mạnh, là một trong những cường quốc trong ngành công nghiệp, dịch vụ của thế giới, Nhật Bản đã đạt được những thành tựu to lớn với nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, sở hữu công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới và là một trong những nước đi đầu về ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển kinh tế số, xã hội số. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao, đang duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, sở hữu nguồn nhân lực trẻ dồi dào và có nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất công nghiệp.
Thủ tướng cho biết, sau gần 40 năm đổi mới, mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 409 tỷ USD (GDP bình quân đầu người tăng 25 lần); thu nhập bình quân đầu người tăng từ 160 USD lên trên 4.100 USD. Đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với trên 60 nước, vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường lớn nhất trên thế giới và ngày càng đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, các chuỗi cung ứng.
Toàn cảnh hội thảo
Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; quyết tâm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả; lấy nội lực là cơ bản, quyết định lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá.
Việt Nam đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; xây dựng nền dân chủ XHCN.
Thủ tướng cũng cho biết, năm 2022, Việt Nam đã đạt nhiều kết quả quan trọng: Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng GDP 2022 đạt trên 8%; kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt trên 732 tỷ USD; vốn FDI thực hiện đạt khoảng 22,4 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm qua.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phòng chống tham nhũng, lãng phí được đẩy mạnh, được người dân và các nhà đầu tư ủng hộ, đánh giá cao. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.
Quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững; chính trị được duy trì ổn định; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Đối ngoại được mở rộng, đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả.
Thủ tướng khẳng định, có được những thành tựu đó là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; sự ủng hộ, tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè quốc tế, trong đó có sự hỗ trợ của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản đang có quan hệ kinh tế với Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam luôn đồng hành cùng doanh nghiệp
Thủ tướng nhấn mạnh, bước sang thập kỷ thứ năm của quan hệ song phương, trên nền tảng quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện, tin cậy vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á”, tiềm năng hợp tác của hai nước chúng ta còn rất phong phú, còn nhiều dư địa hợp tác. Hội thảo hôm nay là sự kiện có ý nghĩa quan trọng để hai bên phân tích thời cơ, vận hội cũng như những khó khăn, thử thách mới; chia sẻ những bài học kinh nghiệm để từ đó đề ra những phương hướng, nhiệm vụ giải pháp trong thời gian tới; giúp chúng ta đạt được mục tiêu, khát vọng phát triển bền vững ở mỗi nước, và góp phần thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược tin cậy, thân thiết giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Với mục tiêu đó, Thủ tướng đã chia sẻ về phát triển bền vững và tăng trưởng xanh, Việt Nam đã ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích cụ thể để huy động các nguồn tài chính, đặc biệt là nguồn tài chính từ khu vực tư nhân để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Đồng thời, để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, Việt Nam đã ban hành Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Theo đó, đã xây dựng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi tài chính, phát triển thị trường vốn và tín dụng để thu hút các dự án đầu tư sử dụng hiệu quả năng lượng, trong đó ưu tiên năng lượng tái tạo, khuyến khích dự án sử dụng và ứng dụng công nghệ sạch, hiện đại, thúc đẩy phát triển nhanh các ngành kinh tế xanh.
Về chuyển đổi số, đây là xu thế tất yếu và là một quá trình thay đổi sâu sắc các hoạt động kinh tế - xã hội. Trong chiến lược chuyển đổi số của Việt Nam, hợp tác công - tư cần được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi. Chính phủ dẫn dắt và doanh nghiệp đồng hành trong nỗ lực chung thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số; trong đó lấy người dân là trung tâm, là chủ thể, là động lực và là mục tiêu của sự phát triển.
Về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách tạo hành lang pháp lý và các ưu đãi đầu tư để khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Theo Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2022 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia đã đạt được những tiến bộ. Hiện nay, đã có nhiều tập đoàn doanh nghiệp lớn trên thế giới có hoạt động đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và thành lập những Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam.
Thủ tướng khẳng định, đây là những nội dung có ý nghĩa quan trọng, góp phần để Việt Nam đạt được mục tiêu đề ra: đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển có nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành, các nhà khoa học, các tổ chức, doanh nghiệp của Nhật Bản và Việt Nam cùng nhau thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm để tham mưu giúp Chính phủ những giải pháp thiết thực để hướng đến sự phát triển bền vững và thịnh vượng của hai bên.
Thủ tướng mong muốn và kỳ vọng các doanh nghiệp FDI nói chung và Nhật Bản nói riêng sẽ tăng cường hơn nữa đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, vận dụng khoa học quản lý tiên tiến, hiệu quả; đẩy mạnh nghiên cứu - phát triển, đổi mới sáng tạo và đóng góp đưa Việt Nam trở thành một trung tâm trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, Chính phủ Việt Nam khẳng định sẽ luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư Nhật Bản tiến hành đầu tư thành công, bền vững, lâu dài ở Việt Nam.
50 năm qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã không ngừng được củng cố, tăng cường và phát triển. Là hai nước Đông Á, hai quốc gia biển, hai nền kinh tế Việt - Nhật có tính bổ sung cao, còn nhiều dư địa và nhiều tiềm năng hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng chuỗi cung ứng.
Trong thời gian tới, phát huy mạnh mẽ truyền thống hợp tác, kết quả toàn diện và lòng chân thành, sự tin cậy lẫn nhau, Thủ tướng tin tưởng rằng quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục được củng cố bền chặt và hiệu quả, thực chất hơn nữa, mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ song phương, vì lợi ích của Nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới./.
Vũ Khuyên/VOV
-
Xe đưa đón học sinh có màu sơn riêng, đăng kiểm được không?Đại học Y Dược Thái Bình chốt điểm chuẩn từ 19,15 đến 26,17Nhận định, soi kèo Sydney FC vs Kaya FC, 15h00 ngày 5/12: Tưng bừng bắn pháĐiểm chuẩn các trường đại học ngành Kinh tế 2024, cao nhất 28,5 điểmSoi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1Điểm chuẩn trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 2024Nhận định, soi kèo Shanghai Shenhua vs Ulsan Hyundai, 19h00 ngày 4/12: Rực rỡ sân nhàBắt giữ nghi can sát hại người phụ nữ ở Bình Chánh sau 3 giờ lẩn trốnNguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk NôngNhận định, soi kèo BKMA vs Gandzasar, 20h00 ngày 5/12: Cửa dưới ‘tạch’
下一篇:Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ lãnh 28 năm tù
- ·Điểm chuẩn ngành Sư phạm, Báo chí lên ngôi, 9,5 điểm/môn vẫn trượt
- ·Nhận định, soi kèo Lion City Sailors vs Port FC, 19h00 ngày 5/12: Khó cho cửa trên
- ·Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- ·Tỷ lệ giáo viên nghỉ việc tiếp tục tăng, cả nước thiếu hơn 113.000 thầy cô
- ·Nữ sinh viên cầm búa gây án giết người ở Hà Nội nhận 15 năm tù
- ·Nhận định, soi kèo Damac vs Al Fayha, 22h10 ngày 5/12: Đối thủ khó chịu
- ·Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- ·Nhận định, soi kèo Bangkok United vs Thép Xanh Nam Định, 19h00 ngày 4/12: Tiếp tục thăng hoa
- ·Thí sinh 9,5 điểm/môn vẫn trượt đại học, Bộ GD&ĐT lý giải
- ·Soi kèo góc Man City vs Nottingham, 2h30 ngày 5/12
- ·MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
- ·Tăng tốc ấn tượng, 10X lật ngược thế cờ giành vòng nguyệt quế Olympia
- ·Nhận định, soi kèo Shanghai Shenhua vs Ulsan Hyundai, 19h00 ngày 4/12: Rực rỡ sân nhà
- ·Đại học Xây dựng Hà Nội chốt điểm chuẩn 17
- ·Bão Saola sắp vào Biển Đông với cường độ rất mạnh
- ·Nhận hối lộ, cựu Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải lãnh 3 năm tù
- ·Hơn 9,6 điểm/môn mới đỗ Đại học Ngoại ngữ Hà Nội 2024
- ·Nhận định, soi kèo Konyaspor vs Kepez Belediyespor, 22h00 ngày 4/12: Khách ‘out’
- ·Lửa thiêu rụi quán nổi trên sông Trà Bồng
- ·Nữ quái sát hại cô gái ở chợ đầu mối Thủ Đức lãnh án tử hình
- ·Điểm chuẩn ngành Sư phạm, Báo chí lên ngôi, 9,5 điểm/môn vẫn trượt
- ·Hơn 9,6 điểm/môn mới đỗ Đại học Ngoại ngữ Hà Nội 2024
- ·Tây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nước
- ·Dùng căn cước công dân hết hạn bị xử phạt
- ·Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
- ·Siêu máy tính dự đoán Man City vs Nottingham, 2h30 ngày 5/12
- ·Thí sinh 9,5 điểm/môn vẫn trượt đại học, Bộ GD&ĐT lý giải
- ·Bắt giữ 11 thanh thiếu niên mang kiếm sang huyện khác chém người đi đường
- ·Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- ·Soi kèo góc Arsenal vs MU, 3h15 ngày 5/12
- ·Điểm chuẩn các trường Luật 2024, cao nhất 28,85
- ·Nhận định, soi kèo Shanghai Shenhua vs Ulsan Hyundai, 19h00 ngày 4/12: Rực rỡ sân nhà
- ·Các nhà mạng chạy đua phủ sóng 4G
- ·Triệu tập nhóm 'vệ sĩ' chặn đường, điều tiết cho đoàn xe đám cưới