您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kết quả trận đấu việt nam】Sáng thong thả đạp xe đi làm, công nhân nhận lương đến 15 triệu đồng/tháng 正文

【kết quả trận đấu việt nam】Sáng thong thả đạp xe đi làm, công nhân nhận lương đến 15 triệu đồng/tháng

时间:2025-01-10 10:44:06 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Sáng thong thả đạp xe đi làm, công nhân nhận lương đến 15 triệu đồng/thángĐặng DươngThứ tư, 13/03/20 kết quả trận đấu việt nam

Sáng thong thả đạp xe đi làm,ángthongthảđạpxeđilàmcôngnhânnhậnlươngđếntriệuđồngthákết quả trận đấu việt nam công nhân nhận lương đến 15 triệu đồng/tháng

(Dân trí) - Không phải xa quê để tìm việc, nhiều người lao động tại Đắk Nông có việc làm ngay tại khu công nghiệp gần nhà, trong đó có người thu nhập lên đến 15 triệu đồng/tháng.

Chị H'Nghim Gia, bon (buôn) U3, thị trấn Ea T'ling, huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) đã gắn bó với phân xưởng may của Công ty Cổ phần bao bì Đại Lục (Khu Công nghiệp Tâm Thắng, Đắk Nông) từ những ngày công ty mới được thành lập.

Từ một người chỉ biết làm nương rẫy, chị H'Nghim đã được học nghề, thành thạo với máy may và có thu nhập ổn định 9-10 triệu đồng/tháng.

Chị H'Nghim Gia (người M'nông) đã quen với công việc tại nhà máy (Ảnh: Đặng Dương)

Chị H'Nghim chia sẻ: "Không chỉ có tôi vào đây làm công nhân, ở thị trấn Ea T'ling có rất nhiều người xin vào công ty để làm. Mỗi ngày chúng tôi làm việc khoảng 8 tiếng, được công ty hỗ trợ bữa ăn trưa. Làm công nhân may, sức khỏe của tôi cũng tốt hơn rất nhiều so với thời gian làm việc tự do trước đây".

Ngoài người lao độngcủa huyện Cư Jút, hiện nay Công ty Cổ phần bao bì Đại Lục có nhiều lao động thường trú tại huyện Đắk Mil, Krông Nô làm việc.

Bên cạnh chế độ lương, thưởng như quy định của pháp luật, công ty có những chính sáchđãi ngộ, khuyến khích người lao động tay nghề cao và năng suất vượt trội.

"Hiện nay thu nhập của công nhân dao động 7-13 triệu đồng/tháng, có nhiều trường hợp đạt mức thu nhập 14-15 triệu đồng/tháng. So với công việc nương rẫy hoặc làm thuê thời vụ, đây có thể coi là mức thu nhập cao đối với lao động phổ thông", ông Nguyễn Mạnh Kha, Giám đốc Công ty Cổ phần bao bì Đại Lục nói.

Anh Đỗ Công Hưng (thứ 2 từ phải qua) chuyển về gần nhà làm việc với mức thu nhập ổn định (Ảnh: Đặng Dương).

Anh Đỗ Công Hưng, xã Nam Dong, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, chia sẻ: "Trước đây tôi làm việc cho một nhà máy đường tại huyện Ea Súp (Đắk Lắk), sau khi biết công ty Công ty Cổ phần Pine Robusta Việt Nam (Khu Công nghiệp Tâm Thắng) tuyển người, tôi đã xin vào đây làm việc. Công việc phù hợp với chuyên môn, thu nhập đáp ứng nhu cầu".

Thu nhập ổn định, đường sá đi lại thuận lợi, tuy nhiên một số doanh nghiệptại Khu Công nghiệp Tâm Thắng (khu công nghiệp duy nhất tại Đắk Nông) vẫn "than khó" khi tuyển dụng người lao động.

"Chúng tôi đã làm việc với các địa phương để thông báo rộng rãi nhu cầu tuyển dụng, thế nhưng kết quả không đạt như kỳ vọng. Nhiều người lao động không nắm được thông tin hoặc còn e dè khi chuyển đổi môi trường làm việc", một lãnh đạo doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Tâm Thắng nêu thực trạng.

Có nhiều công nhân đạt được mức thu nhập 14-15 triệu đồng/tháng (Ảnh: Đặng Dương).

Để thu hút người lao động, các doanh nghiệp đang triển khai chính sách tuyển dụng lao động chưa có tay nghề hoặc trong độ tuổi 35-40 tuổi. Lao động sẽ được đào tạo nghề hoàn toàn miễn phí, được hỗ trợ tiền sản lượng trong thời gian đầu vào làm việc.

Tại buổi làm việc với các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Tâm Thắng, ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, mong muốn các doanh nghiệp giải quyết thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương. 

Trước những kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đề nghị trong thời gian tới, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, UBND huyện Cư Jút tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp để đưa thông tin tuyển dụng tới gần hơn với người lao động. 

Ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông (thứ 2 từ phải qua) mong muốn các doanh nghiệp tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương (Ảnh: Đặng Dương).

"Từ nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các địa phương cần đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề theo địa chỉ việc làm, từ đó từng bước thay đổi cơ cấu lao động và giảm nghèo hiệu quả", ông Hồ Văn Mười nói.

Người đứng đầu UBND tỉnh Đắk Nông gợi ý, bên cạnh công tác chăm lo tốt đời sống người lao động, các doanh nghiệp cần có chính sách khuyến khích người lao động trực tiếp tham gia vào công tác tuyển dụng. Chính những công nhân đang làm việc sẽ là minh chứng về thu nhập và đời sống, góp phần thu hút lao động ngoài xã hội vào công ty làm việc.