【xemlai bong da】Coi trọng phát triển doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 16:27:10 评论数:

nguyễn sỹ cương

ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương: Giá điện chỉ có tăng từ thuở khai sinh ra ngành điện. Ảnh: TL.

Tìm lời giải căn cơ đổi mới mô hình tăng trưởng

ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ),ọngpháttriểndoanhnghiệptạođộnglựctăngtrưởxemlai bong da ĐB Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) và nhiều ĐBQH đánh giá cao kết quả đạt được là nỗ lực trong điều hành của Chính phủ trong năm 2018 và những tháng đầu năm 2019. Theo ĐB Hoàng Quang Hàm, năm 2018, 12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch; tổng thu ngân sách vượt dự toán, ngân sách trung ương vượt thu sau 3 năm liên tiếp hụt thu; bội chi được kiểm soát, nợ công trong giới hạn cho phép. “Kinh tế, ngân sách 2018 là một bức tranh đẹp, toàn diện” - ĐB Hoàng Quang Hàm nói.

Tuy nhiên, một số ĐBQH cũng bày tỏ lo lắng khi tăng trưởng chưa thực sự bền vững, để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra trong năm 2019, các ngành, các cấp cần phải nỗ lực hơn nữa.

Theo ĐB Hoàng Quang Hàm, mô hình tăng trưởng chưa thực sự đổi mới, tiềm ẩn một số yếu tố thiếu bền vững nên quý I/2019 tốc độ tăng trưởng đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ và thấp hơn mục tiêu Chính phủ đặt ra. Có lĩnh vực là động lực chính, quan trọng cho tăng trưởng 2018 đang giảm tốc như sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học chiếm tỷ trọng lớn trong công nghiệp chế biến chế tạo chỉ tăng 1,9% trong khi cùng kỳ tăng 23,6% (giảm 21 điểm %); thu hút khách du lịch nước ngoài, nhân tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng du lịch, dịch vụ tính chung 4 tháng tăng 7,6, giảm 22 điểm % so với cùng kỳ… Theo ĐB, đổi mới mô hình tăng trưởng hướng tới tăng trưởng bền vững vẫn là bài toán đặt ra cần một lời giải căn cơ toàn diện.

Để phát triển một cách căn cơ, bền vững, phải coi trọng mục tiêu phát triển doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp là bộ phận chủ yếu tạo ra GDP, động lực quan trọng để tăng trưởng.

ĐB Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) bày tỏ lo lắng số doanh nghiệp giải thể còn cao; việc khuyến khích hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, do đó, Chính phủ cần quan tâm đến phát triển hộ kinh doanh cá thể, để phấn đấu có 1 triệu doanh nghiệp đến 2020.

ĐB Hoàng Quang Hàm cho rằng, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động năm 2018 và 4 tháng đầu năm 2019 đều tăng so với cùng kỳ nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của số doanh nghiệp ngừng hoạt động. “Năm 2018, có 165 ngàn doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động thì có tới 90 ngàn doanh nghiệp dừng hoạt động; cứ 10 doanh nghiệp gia nhập thì có hơn 5 doanh nghiệp rời thị trường. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 98,3% số doanh nghiệp cả nước. Trong tổng số doanh nghiệp kê khai thì chỉ có 40% doanh nghiệp có lãi… Như vậy, năng lực sản xuất, hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp còn thấp, cần có giải pháp mạnh mẽ hơn” - ĐB Hoàng Quang Hàm nói.

Cần minh bạch về giá điện

Một số ĐBQH phát biểu bày tỏ lo ngại giá điện tăng ảnh hưởng tới chỉ số giá tiêu dùng và đời sống của người dân. ĐB Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho rằng, Bộ Công thương cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc về cách thức quản lý, giám sát của mình trong việc điều hành, quản lý. “Phải chăng nguyên nhân sâu xa của tình trạng trên là do độc quyền trong việc mua bán, truyền tải điện” - ĐB Nguyễn Lân Hiếu nói.

Theo ĐB Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu), giá điện tăng 8,36% và một số giá cả tăng tác động tới chỉ số giá tiêu dùng và gây hiệu ứng không nhỏ tới giá các mặt hàng khác trên thị trường. ĐB cho rằng, thời điểm tăng giá điện là hết sức quan trọng, bởi ảnh hưởng tới lạm phát, do đó, Chính phủ cần có giải pháp để kiềm chế lạm phát theo đúng mục tiêu Quốc hội đề ra.

ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) lại cho rằng, từ thuở khai sinh ra ngành điện, chỉ có chuyện tăng, tăng rồi tăng nữa tăng mãi, nhưng người dân cần minh bạch và tăng giá hợp lý.

“Số tiền điện phải trả cho nhà đèn thậm chí gấp đôi gấp ba, mà người dân không phải không biết sử dụng điện tăng do nắng nóng. Việc chia bậc tính giá bán lẻ điện bình quân của EVN là chưa phù hợp, có lợi cho doanh nghiệp mà không phải là người dân. Cứ nói đất nước phát triển, đời sống người dân nâng cao nhưng mức duy trì sử dụng điện tối thiểu chỉ phù hợp với gia đình nghèo, gia đình khó khăn là chưa phù hợp” - ĐB Nguyễn Sỹ Cương cho hay.

Nhắc đến cơ sở để tăng giá điện và so sánh với các nước, theo ĐB Nguyễn Sỹ Cương nhận định, so sánh giá điện tăng thấp chỉ là so sánh đầu ra mà không so sánh đầu vào là khập khiễng. “Một số nước giảm giá điện khi nắng nóng thì không thấy ai so sánh cả” - ĐB Nguyễn Sỹ Cương nói. Đồng thời, ĐB cũng đề nghị cần công bố công khai kết quả về thanh tra giá điện./.

Minh Anh