【kqbd olympiakos】Giá điện, xăng vẫn thuộc diện đóng dấu mật?
Hết sức cẩn trọng trong điều hành giá | |
Thứ trưởng Bộ Công Thương: “Cá nhân tôi không muốn có Quỹ Bình ổn giá xăng dầu” | |
Giá bán lẻ điện bình quân cần sự minh bạch | |
Giá điện tăng không gây rủi ro cho lạm phát năm 2019 |
Dự kiến báo cáo điều hành kinh doanh và phương án chỉ đạo, điều chỉnh giá mặt hàng xăng dầu chưa công bố cũng được đưa vào diện đóng dấu mật. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Bộ Công Thương đang tiến hành lấy ý kiến góp ý dự thảo Danh mục bí mật nhà nước ngành Công Thương. Theo Bộ Công Thương, năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 106 về Danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật trong ngành Công Thương. Bộ Công an cũng ban hành Quyết định về Danh mục bí mật Nhà nước độ Mật của ngành Công Thương. Các văn bản nói trên đã giúp cho Bộ Công Thương thực hiện tốt công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành.
Tuy nhiên, trải qua 10 năm áp dụng và thực hiện, một số danh mục bí mật nhà nước ngành Công Thương đã thay đổi, cần được cập nhật thay thế cho phù hợp quy định pháp luật. Trong đó, có 13 thông tin, tài liệu thuộc diện tối mật; 30 thông tin, tài liệu thuộc danh mục mật. Báo cáo điều hành kinh doanh và phương án chỉ đạo, điều chỉnh giá mặt hàng xăng dầu chưa công bố và phương án chỉ đạo điều chỉnh giá điện chưa công bố cũng thuộc diện thông tin, tài liệu thuộc danh mục mật.
Ngoài ra, Bộ Công Thương còn đề nghị một số thông tin tài liệu khác thuộc dạng mật như: Phương án tổ chức bộ máy, điều động, luân chuyển, quy hoạch cán bộ; hồ sơ cán bộ lãnh đạo từ cấp Vụ và tương đương trở lên; tài liệu quy hoạch cán bộ, quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo trong ngành công thương chưa công bố; kết luận thẩm định tiêu chuẩn chính trị cán bộ công chức; hồ sơ, tài liệu thông tin về cá nhân, tổ chức (kể cả cá nhân, tổ chức nước ngoài) có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Công Thương đang trong quá trình thu thập, thẩm tra, xác minh, kiểm tra, xử lý chưa được công bố theo quy định pháp luật…
Với riêng trường hợp phương án giá điện, trong một góp ý gần đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng không nên đóng dấu mật. Theo VCCI, hiện nay, các phương án giá điện vẫn được coi là tài liệu mật trước khi công bố. Thông thường, việc tăng giá điện chỉ được thông báo rộng rãi vào đúng thời điểm quyết định tăng giá có hiệu lực. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp sử đụng điện gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính.
Việc đưa phương án giá các mặt hàng Nhà nước điều hành giá vào diện thông tin mật có thể xuất phát từ lo ngại tình trạng đầu cơ, găm hàng trước mỗi lần thay đổi giá. Tuy nhiên, việc đầu cơ, găm hàng đối với mặt hàng điện gần như là điều không thể.
VCCI đề nghị các phương án giá điện được công khai ít nhất 10 ngày trước khi được ban hành. Các quyết định tăng giá điện chỉ có hiệu lực sau ít nhất 15 ngày kể từ ngày ban hành.