当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kqbd bodo glimt】8 kiến nghị của người lao động và tổ chức Công đoàn 

【kqbd bodo glimt】8 kiến nghị của người lao động và tổ chức Công đoàn 

2025-01-26 03:40:45 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point

Đại hội 13 công đoàn vừa qua,ếnnghịcủangườilaođộngvàtổchứcCôngđoàn kqbd bodo glimt Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã nhận được 445 ý kiến của công nhân, viên chức, lao động, cán bộ công đoàn cả nước bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, hiến kế, kiến nghị với Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Dưới đây là 8 vấn đề lớn được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổng hợp báo cáo với lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đại biểu dự đại hội.

1. Ban hành, tổ chức thực hiện và đánh giá, tổng kết các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công nhân, Công đoàn

Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X và Kết luận 79 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20 về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Đề nghị Ban Bí thư quan tâm tiến hành kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 52 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân, lao động khu công nghiệp, khu chế xuất và Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị “Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.

bo-phieu-1.jpg
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã nhận được 445 ý kiến của công nhân, viên chức, lao động

Ban Bí thư nghiên cứu, ban hành chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân.

Đồng thời, khi sửa đổi Bộ luật Lao động năm 2019, cần quy định mỗi năm người sử dụng lao động phải dành ít nhất 1 ngày để công nhân, người lao động được học tập chính trị, pháp luật; khuyến khích các đơn vị thương lượng để có nhiều hơn 1 ngày.

2. Xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn

Đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật, trong đó có pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích và trách nhiệm của người lao động và hoạt động công đoàn.

Các dự án luật cần được khảo sát kỹ lưỡng, lấy ý kiến rộng rãi đối tượng chịu tác động trực tiếp; các quy định đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước, quan tâm bảo vệ đối tượng yếu thế, thúc đẩy sự cân bằng, hài hòa trong quan hệ lao động…

3. Đảng, Nhà nước quan tâm tính đặc thù của tổ chức Công đoàn trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp tổ chức hoạt động

Công đoàn được giao quản lý tài chính, tài sản theo hệ thống ngành dọc, xuyên suốt từ Tổng Liên đoàn xuống đến công đoàn cơ sở. Công đoàn tự thu kinh phí, đoàn phí để tổ chức hoạt động và đảm bảo duy trì bộ máy cán bộ công đoàn chuyên trách, tất cả hưởng lương từ Tổng Liên đoàn.

Công đoàn đối mặt với việc cạnh tranh thành viên và tổ chức hoạt động trong bối cảnh pháp luật cho phép ra đời tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

4. Bảo đảm các điều kiện hoạt động của tổ chức Công đoàn trong bối cảnh mới

Tổng liên đoàn đề nghị Đảng, Nhà nước trong việc sửa đổi Luật Công đoàn sắp tới cần quan tâm tiếp tục duy trì kinh phí công đoàn như luật hiện hành, bảo đảm nguồn lực đủ mạnh để Công đoàn chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong bối cảnh cạnh tranh công đoàn.

Ban hành các quy định nâng cao hơn nữa vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn, nhất là cho phép công đoàn có quyền độc lập (chứ không chỉ tham gia) giám sát việc chấp hành pháp luật liên quan đến người lao động đối với người sử dụng lao động…
 
5. Lao động có việc làm bền vững, lương đủ sống
 
Đảng và Nhà nước tiếp tục ban hành các chủ trương, chính sách thúc đẩy người lao động có việc làm bền vững, lương đủ sống và bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho người lao động
 
Đổi mới quản lý nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, thực hiện đào tạo, đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo kỹ năng, đào tạo công nghệ theo yêu cầu cách mạng 4.0 cho công nhân.
 
Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, nhất là thu hút các dự án đầu tư của doanh nghiệp có công nghệ cao, năng lực quản trị tốt, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, có trách nhiệm xã hội.
 
Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới chế độ lương tối thiểu vùng, hướng tới lương đủ sống cho người lao động.
 
Huy động nguồn lực toàn xã hội thúc đẩy Đề án một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030; quan tâm quy hoạch, xây dựng trường học, cơ sở khám, chữa bệnh nơi có đông công nhân; hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giúp người lao động nhận rõ lợi ích, có niềm tin ở lại lâu dài với hệ thống bảo hiểm.
 
6. Sớm nghiên cứu, sửa đổi, điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của công nhân, lao động
 
Chính phủ giao Bộ LĐ-TB&XH chủ trì phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu sớm thực hiện nội dung Nghị quyết kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV “Giao Chính phủ căn cứ tình hình phát triển kinh tế-xã hội, nghiên cứu đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48h/tuần và báo cáo Quốc hội xem xét vào thời điểm thích hợp”, hướng tới bảo đảm sự công bằng giữa thời giờ làm việc của người lao động khu vực cơ quan, hành chính nhà nước (40h/tuần) và khu vực doanh nghiệp (48h/tuần); tạo điều kiện để người lao động nghỉ ngơi, tái sản xuất sức lao động, chăm sóc con cái, bảo đảm hạnh phúc gia đình.

Lao động Lê Anh Dũng 3.jpg
Đề xuất giảm giờ làm cho công nhân (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Nghiên cứu bổ sung tăng 2 ngày nghỉ lễ dịp Quốc Khánh (nghỉ từ mùng 2-5/9), tạo cơ hội cho công nhân được đưa con đến trường trong ngày khai giảng. Đây là nguyện vọng rất thiết tha của số đông công nhân có con đang tuổi đến trường.

7. Tăng cường quản lý nhà nước, hạn chế tình trạng người sử dụng lao động vi phạm pháp luật đối với người lao động

Thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, nhất là các doanh nghiệp không hoặc chậm trả lương, trốn đóng bảo hiểm xã hội, để xảy ra tai nạn lao động, gây khó khăn cho hoạt động công đoàn và người lao động.

Khắc phục tình trạng bỏ qua hoặc xử nhẹ doanh nghiệp vi phạm pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích người lao động của chính quyền một số địa phương...

Chính phủ sớm có chủ trương trình cấp có thẩm quyền có chính sách đặc thù giải quyết, bảo đảm quyền lợi cho hơn 200 nghìn người lao động bị nợ bảo hiểm xã hội do doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn hoặc tái cơ cấu. 

8. Tăng cường hơn nữa trách nhiệm lãnh đạo của các cấp ủy và sự phối hợp của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức, doanh nghiệp đối với hoạt động công đoàn

Chính quyền các cấp tích cực phối hợp với công đoàn trong việc chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi người lao động; tuyên truyền, phổ biến pháp luật; giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Người đứng đầu chính quyền định kỳ đối thoại để lắng nghe và giải quyết các vấn đề bức xúc của công nhân, lao động và công đoàn.

Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, các tổ chức và doanh nghiệp cần tích cực phối hợp hơn nữa với công đoàn các cấp trong việc chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, hội viên và người lao động.
 

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读