Những tin tức gần đây trên báo chí cho hay Philippines và Mỹ sẽ tổ chức diễn tập đổ bộ “Phiblex 15” trong vòng 12 ngày (29/9 – 10/10) ở đảo Palawan và đảo Luzon. Trả lời phỏng vấn trên báo chí,ìnhhìnhBiểnĐôngngàyMỹPhilippineshợptácngănchặnTrungQuốbdkq trực tuyến người phát ngôn lực lượng Thủy quân lục chiến Philippines cho biết đợt diễn tập này có sự tham gia của 1.000 binh sĩ Philippines và 3.000 binh lính Mỹ.
Cũng theo lời người này, lực lượng thủy quân lục chiến và hải quân hai nước sẽ tham gia các nội dung diễn tập như diễn tập chỉ huy, diễn tập thực địa, diễn tập đổ bộ, huấn luyện phối hợp sử dụng các loại vũ khí, phối hợp tổ chức các chiến dịch như dân sự, quân sự, nhân đạo,…
Tình hình Biển Đông ngày 2/10: Mỹ và Philippines tiến hành tập trận đột kích đổ bộ ở Biển Đông. Ảnh minh họa
Bàn về vấn đề này, quyền phát ngôn viên Hải quân Philippines Marinette Domingo cho biết, cuộc diễn tập lần này nhằm thúc đẩy quan hệ quân sự Philippines - Mỹ, tăng cường các năng lực như tác chiến liên hợp, tác chiến đổ bộ.
Đồng quan điểm trên, đại diện Đại sứ quán Mỹ tại Philippines tiết lộ, kế hoạch diễn tập chủ yếu tập trung vào đưa ra phương án, triển khai bảo vệ lãnh thổ và hoạt động an toàn hàng hải, mục tiêu diễn tập là củng cố năng lực phối hợp của lực lượng vũ trang hai nước.
Đồng thời, truyền thông Trung Quốc nhận định đợt diễn tập sẽ có lợi cho nâng cao khả năng đảm bảo an toàn hàng hải và phòng thủ lãnh thổ của lực lượng vũ trang Philippines. Chẳng hạn, trong diễn tập sở chỉ huy, quân đội Mỹ có thể chỉ huy nhân viên Philippines, cung cấp một số phương pháp tác chiến chỉ huy cho họ, trong đó có truyền thụ một số kinh nghiệm, nâng cao khả năng tác chiến chỉ huy của quân đội Philippines, tăng cường hợp tác trong tác chiến và khả năng tác chiến liên hợp giữa cơ quan chỉ huy hai nước.
Có thể nói, khả năng này được tăng cường đều rất quan trọng đối với Mỹ và Philippines, cũng cho thấy Quân đội Mỹ ngày càng can thiệp sâu hơn vào vấn đề Biển Đông.
Tình hình Biển Đông ngày 2/10: Mỹ đang ngày càng quan tâm đến vấn đề Biển Đông. Ảnh minh họa
Đối với vấn đề này, Tổng thống Philippines Benigno Aquino giải thích cho rằng, Mỹ-Philippines tăng cường hợp tác là dựa trên nhu cầu hiện nay của hai bên, đồng thời nhấn mạnh Quân đội Mỹ sẽ không ở lại Philippines lâu dài.
Bên cạnh việc tăng cường tập trận với Mỹ, Hải quân Philippines và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng triển khai diễn tập trên biển liên hợp ở vùng biển tỉnh Palawan, tây nam Philippines từ ngày 25/9 trở đi nhằm huấn luyện và nâng cao khả năng bảo vệ vùng biển của hải quân hai nước.
Cũng trong thời gian này, báo chí đưa tin quân đội Mỹ thử nghiệm chiến thuật tên gọi Air-Sea Battle (Tác chiến Không - Biển) và một chiến lược ít nguy cấp khác nhằm ngăn cản các hoạt động kinh tế của Trung Quốc qua eo biển Malacca cũng như tăng cường khả năng “chống tiếp cận - từ chối khu vực” của quân đội Mỹ, cho phép các đơn vị không quân và hải quân nhập lại nếu bị kẻ địch ngăn chặn.
Mặc dù Bộ Quốc phòng Mỹ không đưa Trung Quốc vào danh sách cần đối phó trong bản tóm tắt chiến thuật năm 2013 nhưng với sự gây hấn ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông và trục châu Á – Thái Bình Dương, Washington đang xem xét biện pháp để kiềm chế một Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng.
Tình hình Biển Đông ngày 2/10: Mỹ có thể chặn eo biển Malacca để kiềm chế Trung Quốc. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, Đại tá thủy quân lục chiến về hưu kiêm nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc phòng Mỹ Hamas cho rằng, chiến thuật “Tác chiến Không - Biển” có một điểm yếu, đó là quân đội Mỹ không thể phát hiện và tấn công các tên lửa nhiên liệu rắn cùng với bệ phóng tên lửa di động của Trung Quốc đúng thời điểm. Hơn nữa, chiến thuật này còn có khả năng dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Vì lý do đó, ông Hamas đề xuất Mỹ nên chặn Trung Quốc đi qua eo biển Malacca để giảm thiểu xung đột. Theo đó, chỉ cần 13 - 15 đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ để giữ khoảng 800 tàu Trung Quốc xuất - nhập khẩu hàng hóa qua các cảng ở eo biển Malacca. Ông Hamas cho biết đây là biện pháp hữu hiệu có thể “bóp cổ” Trung Quốc mà không làm chính quyền Bắc Kinh cảm thấy mất mặt vì bị chèn ép.
Trái ngược với quan điểm của ông Hamas, một số chuyên gia tỏ ý lo ngại biện pháp này sẽ khiến các nước láng giềng với Trung Quốc trong khu vực bị chặn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, giới phân tích dự đoán bất kỳ cuộc xung đột nào liên quan đến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng có nguy cơ xảy ra mà không thể nào đoán trước được.
Minh Thùy
(tổng hợp từ Giáo Dục, Người Lao Động)
Tình hình Biển Đông ngày 26/9: Phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc xây đảo ở Gạc Ma