发布时间:2025-01-25 10:12:11 来源:88Point 作者:World Cup
Điển hình là vụ tai nạn điện xảy ra vào ngày 23/3, nạn nhân là anh Đặng Văn Đô, sinh năm 1987, ấp Tân Hoà, xã Tân Hưng. Anh Đô tử vong do bất cẩn khi sử dụng mô-tưa điện trong nuôi tôm công nghiệp.
Để chủ động phòng tránh tai nạn điện trong nuôi tôm công nghiệp và tôm siêu thâm canh, ngành chức năng huyện Cái Nước kết hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền sử dụng điện an toàn sâu rộng trong Nhân dân, nhất là những hộ sử dụng điện nuôi tôm. Chẳng hạn, hệ thống dây dẫn điện sau công-tơ ra ao nuôi tôm bắt buột sử dụng 2 dây có cách điện; trụ điện phải được làm bằng bê-tông; độ võng đường dây dẫn điện cách mặt đất ít nhất 2,5 m...
Điện lực Cái Nước hướng dẫn sơ cấp cứu nạn nhân bị điện giật bằng biện pháp hà hơi, thổi ngạt kết hợp với ép tim lồng ngực. |
Thông qua công tác tuyên truyền sử dụng điện an toàn, hầu hết người nuôi tôm trên địa bàn huyện Cái Nước đều nâng cao ý thức chấp hành nghiêm các quy định sử dụng điện trong nuôi tôm.
Ông Nguyễn Thanh Tòng, ấp Tân Phong, xã Đông Hưng, cho biết, gia đình ông hiện có 4 ao nuôi tôm công nghiệp, trung bình mỗi ao 1.500 m2 và sử dụng lưới điện hạ thế để chạy quạt tạo ô-xy cho tôm nuôi. Trước đó, chưa có quy định về độ võng dây dẫn điện ra ao đầm tôm công nghiệp, gia đình chủ động sử dụng cột điện bằng bê-tông xen lẫn với cây gỗ địa phương. Từ khi có quy định mới về sử dụng điện an toàn trong nuôi tôm công nghiệp, toàn bộ trụ điện không đảm bảo theo quy định, gia đình tiếp tục gia cố thêm chiều cao. Ở mỗi trụ điện có lắp đặt sứ cách điện và các mối nối đều sử dụng băng keo quấn lại.
"Việc quy định sử dụng điện an toàn trong nuôi tôm công nghiệp chính là bảo vệ an toàn tính mạng cho người nuôi tôm, nên tôi rất đồng tình với chủ trương này", ông Tòng cho biết.
Đề cập đến quy định sử dụng điện an toàn trong nuôi tôm, ông Nguyễn Văn Tám, ấp Kinh Lớn, xã Đông Thới, là một trong những hộ dân có thâm niên nuôi tôm công nghiệp, chia sẻ: "Trước đây trụ điện từ nhà ra đầm nuôi tôm của gia đình chủ yếu được làm bằng cây gỗ địa phương, không đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, nhất là vào mùa mưa bão. Mới đây chính quyền địa phương kiểm tra, tuyên truyền nhắc nhở và hướng dẫn sử dụng điện an toàn trong nuôi tôm công nghiệp, gia đình tiến hành làm trụ điện bê-tông thay thế để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng và phòng ngừa tai nạn điện".
Cùng với việc sử dụng điện an toàn trong nuôi tôm công nghiệp và tôm siêu thâm canh, Điện lực Cái Nước còn phối hợp với các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tuyên truyền, hướng dẫn và thực hành biện pháp sơ cấp cứu nạn nhân bị điện giật bằng biện pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực để sơ cứu nạn nhân. Đồng thời, lưu ý người dân khi phát hiện nạn nhân bị điện giật, không nên sơ cứu theo hình thức dân gian, đắp sình và tưới bia lên người nạn nhân, làm như thế rất nguy hiểm đến tính mạng nạn nhân.
Ông Trần Tấn Những, ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, là hộ dân được tham gia lớp tập huấn sử dụng điện an toàn, cho biết: "Trước giờ người dân không biết sơ cứu nạn nhân bị điện giật bằng biện pháp hà hơi, thổi ngạt kết hợp với ép tim lồng ngực. Nay được thực hành, thấy biện pháp này rất hiệu quả, vì nạn nhân bị điện giật tim ngừng đập, mà mình ép tim nhằm mục đích kích thích tim nạn nhân hoạt động trở lại và thổi ngạt cho nạn nhân dễ thở. Sơ cứu như thế tỷ lệ cứu sống nạn nhân bị điện giật rất cao. Tôi sẽ tuyên truyền biện pháp này cho nhiều người cùng biết để áp dụng khi phát hiện nạn nhân không may bị điện giật"./.
Việt Tiến
相关文章
随便看看