Lo lắng giá xăng tác động mạnh đến đời sống,áxăngsátngưỡngđồnglítÁplựclớnlêngiátiêudùthứ hạng của kashiwa reysol sản xuất kinh doanhTrong tuần qua hàng hóa trên thị trường sau kỳ nghỉ lễ vẫn dồi dào, nhưng với 2 lần điều chỉnh tăng giá xăng dầu vào ngày 4 và 11/5, khiến cho người tiêu dùng và doanh nghiệp lo lắng về một mặt bằng giá mới; đời sống người dân thêm khó khăn khi mọi dịch vụ, phí, cước vận tải, giá cả thực phẩm… đều trên đà tăng giá. Chị Nguyễn Thu Hương - cán bộ cơ quan nhà nước, thường trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ, hiện nay giá nhiều mặt hàng tiêu dùng cho đời sống hàng ngày tăng lên, thậm chí có mặt hàng đã tăng 20% - 40% so với Tết Nguyên đán 2022, có nguyên nhân từ giá xăng dầu. Giá xăng dầu đến nay đã tăng lên ngưỡng 30.000 đồng/lít khiến cho những người nội trợ "đau đầu" cân đối chi tiêu, trong khi thu nhập của gia đình không tăng.
“Mặc dù hàng hóa trên thị trường dồi dào, sức mua hàng ở các chợ không lớn nhưng nhiều mặt hàng lương thực, đồ khô như: gạo, đường, dầu ăn, rau củ, quả… cũng đồng loạt tăng giá. Tôi luôn phải xoay xở, kỹ lưỡng chi tiêu cho bữa ăn, sinh hoạt phí... với ngân sách 350.000 đồng/ngày cho gia đình 6 người…”- chị Thu Hương nói. Cùng chung nỗi lo, anh Nguyễn Văn Long (xe ôm công nghệ ở Hà Nội, quê ở Thái Bình) than vãn, xăng tăng giá nhưng cước dịch vụ không thể tăng nên mặc dù hàng ngày vất vả chạy hết công suất nhưng thù lao vẫn bị giảm sút. Trong khi đó, tiền nhà, chi phí các khoản sinh hoạt bị đội lên theo giá xăng. Vì vậy, những người lao động có thu nhập thấp càng khó khăn. Không chỉ người dân và người lao động lo lắng do giá tăng, doanh nghiệp dịch vụ vẫn cố gắng kìm giá để giữ khách. Giám đốc một Công ty cổ phần vận tải trên tuyến Hải Phòng - Hà Nội cho hay, giá xăng dầu tăng mạnh khiến chi phí vận tải đội lên đáng kể. Doanh nghiệp càng thêm lao đao khi chưa kịp khôi phục lại 100% công suất hoạt động do dịch Covid-19. Dù vậy, doanh nghiệp sẽ cố gắng giữ nguyên giá cước, hoặc có thể điều chỉnh tăng nhẹ trong thời gian tới để giữ khách… Giá xăng dầu tăng tác động đến lạm phátChuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định, chi phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế. Điều này cho thấy xăng dầu chiếm tỷ trọng khá cao và tác động mạnh vào giá thành sản phẩm sản xuất. Bên cạnh tác động trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm, giá xăng dầu tăng còn làm tăng giá hàng hoá trong khâu lưu thông, tạo áp lực lên lạm phát, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế. Đối với nền kinh tế nước ta, khi giá xăng dầu tăng 10% làm GDP giảm khoảng 0,5% - mức giảm khá lớn, phản ánh tác động rất mạnh của biến động giá xăng dầu tới tăng trưởng kinh tế. Giá xăng dầu làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI), ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người dân. Giá xăng dầu tăng 10% làm cho chỉ số CPI tăng 0,36 điểm phần trăm.
Về giải pháp bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, ông Nguyễn Bích Lâm cho hay, Bộ Công thương nắm bắt giá xăng dầu trên thị trường thế giới, nâng cao năng lực và chất lượng dự báo, phối hợp với Bộ Tài chính phân tích những yếu tố về giá và thuế để có giải pháp điều chỉnh phù hợp; đồng thời, hai bộ cùng các doanh nghiệp liên quan nhận định, đánh giá và phối hợp nhịp nhàng để sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu hợp lý và hiệu quả. Từ đó, quyết định giá bán sao cho phù hợp với giá thế giới, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và người dân, góp phần phát huy hiệu quả các giải pháp của Chính phủ nhằm phục hồi và phát triển kinh tế. Thực hiện phương thức này trong quản lý giá bán xăng dầu sẽ giảm một phần tác động xấu của tăng giá xăng dầu đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Về vấn đề này, PGS.TS Trần Hoàng Ngân nêu quan điểm, Bộ Công thương, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan cần có giải pháp quản lý, kiểm soát hiệu quả giá cả hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu, hạn chế tình trạng “ăn theo” giá xăng dầu như hiện nay để trục lợi. Đồng thời, tiếp tục quan tâm, có biện pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp. |