您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【giải hạng 2 anh hôm nay】Những phân tích ban đầu về hộp đen máy bay Nga bị rơi 正文

【giải hạng 2 anh hôm nay】Những phân tích ban đầu về hộp đen máy bay Nga bị rơi

时间:2025-01-25 06:17:24 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Một mảnh vỡ chiếc Airbus A321 của Hãng Kogalymavia tại hiện trường vụ tai nạnAFP dẫn nguồn Bộ giải hạng 2 anh hôm nay

Một mảnh vỡ chiếc Airbus A321 của Hãng Kogalymavia tại hiện trường vụ tai nạn

AFP dẫn nguồn Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga nói chuyến bay thứ hai chở thi thể các nạn nhân đã rời Cairo (Ai Cập) nhưng không nói rõ có bao nhiêu thi thể trên máy bay.

Chuyến bay đầu tiên đã về đến St Petersburg với thi thể 140 nạn nhân. Chuyến bay 9268 chở theo 224 hành khách và thành viên phi hành đoàn từ Sharm el-Sheikh (Ai Cập) đến St. Petersburg (Nga) đã gặp nạn sáng 31-10 trên bán đảo Sinai,ữngphântíchbanđầuvềhộpđenmáybayNgabịrơgiải hạng 2 anh hôm nay không lâu sau khi cất cánh. Hành khách trên máy bay hầu hết là người Nga.

Phó thị trưởng St. Petersburg Igor Albin cho biết các chuyên gia Nga đã bắt đầu khám nghiệm các thi thể và người thân của họ sẽ được mời đến để nhận dạng sau đó. Theo AFP, thân nhân các nạn nhân cũng đã cung cấp mẫu ADN tại một trung tâm khẩn cấp vừa được dựng lên gần sân bay Pulkovo của St. Petersburg.

Kết thúc tìm kiếm

Hãng tin Sputnik của Nga dẫn lời người phát ngôn Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga Alexdander Agafonov cho biết đội tìm kiếm và cứu nạn đã tìm thấy 12 mảnh vỡ lớn của chiếc Airbus A321 và nhiều đồ đạc cá nhân. “Chúng tôi sẽ phối hợp làm việc để đưa các mảnh vỡ và tư trang về Cairo” - ông Agafonov nói.

Theo AFP, các nhà điều tra từ nhiều nước đã cùng tham gia cuộc điều tra do Ai Cập đứng đầu tại hiện trường để xác định nguyên nhân khiến chiếc Airbus A321 được cho là đã vỡ đôi trên không. Theo Sputnik, Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cũng cho biết chiến dịch tìm kiếm và cứu nạn dự kiến kết thúc vào lúc 3g sáng 3-11 theo giờ Việt Nam.

Trong khi đó, hôm qua Bộ Ngoại giao Nga cho rằng việc tranh cãi nguyên nhân máy bay gặp nạn ở Ai Cập là vội vã. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova chất vấn: “Làm sao chúng ta có thể nói về bất kỳ khả năng nào khi các chuyên gia mới chỉ bắt đầu công việc của mình ở hiện trường?”.

Bà Zakharova cho biết thêm phía Ai Cập hỗ trợ Nga một cách hiệu quả trong việc điều tra và thể hiện sự hợp tác đặc biệt.

Nhiều câu hỏi

Giám đốc điều hành Ủy ban Hàng không liên bang Nga Viktor Sorochenko cho hay máy bay đã bị vỡ ra từ trên không và các mảnh vỡ vương vãi trên một khu vực rộng lớn khoảng 20km2.

Chuyên gia hàng không của kênh CNN và cũng là cựu lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Mỹ Peter Goelz nói thông tin này giúp thu hẹp khả năng điều tra vụ tai nạn nhưng vẫn còn nhiều vấn đề khác tác động đến chiếc máy bay.

“Và khả năng khủng bố cũng không thể bỏ qua - ông nói - Đó có thể là trục trặc kỹ thuật, có thể phát sinh từ vấn đề bảo trì trước đó. Các nhà điều tra phải truy ngược lại lịch sử bảo trì của máy bay để xem việc sửa chữa diễn ra như thế nào”.

Theo thông tin của Mạng an toàn hàng không chuyên theo dõi các vụ tai nạn, chiếc máy bay trong vụ tai nạn này đã từng gặp sự cố. Vào năm 2001, trong khi hạ cánh tại Cairo, phần đuôi của nó đã đập xuống đường băng. Khi ấy, chiếc máy bay được một hãng khác khai thác.

Hiện vẫn chưa thể biết rõ vì sao chuyến bay 9268 biến mất khỏi màn hình rađa và rơi xuống đất trong thời tiết tốt và chỉ 23 phút sau khi cất cánh. Trước đó, theo CNN, lãnh đạo Công ty Cảng hàng không Ai Cập Abdel al-Mahjoob nói nhiều khả năng vụ tai nạn là do trục trặc kỹ thuật.

Truyền thông Nga nói phi công đã báo cáo về trục trặc kỹ thuật và xin hạ cánh ở sân bay gần nhất trước khi nó biến mất khỏi màn hình rađa.

Tuy nhiên, giới chức Ai Cập phủ nhận điều này. Bộ trưởng hàng không dân dụng Ai Cập Hossam Kamel nói băng ghi âm của đài không lưu không cho thấy phi công phát đi tín hiệu cấp cứu. “Không có gì bất thường trước khi máy bay rơi” - ông cho hay.

Nhà báo chuyên về hàng không của CNN Richard Quest nói việc một chiếc máy bay bị rơi trong khoảng thời gian 20 phút sau khi cất cánh là bất thường. “Ở thời điểm này, máy bay vận hành ở chế độ bay tự động. Lúc đó nó đang đạt đến độ cao ban đầu của chế độ bay bằng và ít có khả năng xảy ra trục trặc” - ông Quest viết trong phân tích của mình. Các nhà điều tra có thể sẽ hiểu rõ hơn về nguyên nhân sau khi phân tích các hộp đen.

Không có bằng chứng khủng bố?

Những thông tin có được ban đầu từ việc phân tích hộp đen cho thấy chiếc Airbus A321 không bị tác động hay va đập từ bên ngoài và phi công cũng không phát đi tín hiệu cấp cứu trước khi gặp nạn.

Hôm qua, Reuters dẫn nguồn tin từ ủy ban đang phân tích hộp đen cho biết như vậy nhưng không nói thêm chi tiết bởi việc phân tích vẫn đang trong giai đoạn đầu.

Hãng Kogalymavia hôm 2-11 bác bỏ nguyên nhân vụ tai nạn là do lỗi kỹ thuật hay lỗi con người.

Phó tổng giám đốc Kogalymavia Alexander Smirnov nói chỉ có thể đã có tác động về mặt vật lý hay kỹ thuật từ bên ngoài nhưng không nói rõ tác động đó là gì bởi máy bay trong tình trạng tuyệt vời.

Ông Abdel al-Mahjoob, lãnh đạo Công ty Cảng hàng không Ai Cập, cũng nói không có bằng chứng đây là một vụ khủng bố. Theo CNN, Bộ trưởng Giao thông Nga Maxim Sokolov cho rằng việc nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Sinai nhận trách nhiệm về vụ rơi máy bay “không được coi là đáng tin cậy”.

Quân đội Ai Cập nói các phiến quân ở Sinai có vũ khí bắn máy bay nhưng chỉ bắn được tới độ cao 14.000 feet (4,27km), thấp hơn nhiều so với cao độ 30.000 feet (9,14km) mà chiếc Airbus A321 bay vào thời điểm biến mất khỏi màn hình rađa.

Để đạt được độ cao này cần những tên lửa có bệ phóng đặc biệt và hệ thống rađa được vận hành bởi các kỹ sư.

Về đoạn video được cho là của IS tuyên bố bắn rơi máy bay Nga trên bầu trời Ai Cập, một chuyên gia hàng không hàng đầu cho rằng đoạn phim đó là giả và “nực cười”.

Tờ Express của Anh dẫn lời cựu phi công hoàng gia Anh Steve Chadwick nói chiếc máy bay trong đoạn video này không thể nào là máy bay thương mại và không phải loại Airbus A321 mặc dù chất lượng đoạn phim khá mờ.

Ông nói thêm đây có thể là một đoạn phim về một chiếc máy bay bị cháy động cơ từ những năm 1960. Nhiều chuyên gia khác cũng nói chiếc máy bay trong đoạn video bay thấp hơn cao độ của chiếc Airbus A321 khi gặp nạn là 30.000 feet (9,14km).

Theo Tuổi trẻ

Máy bay Nga rơi ở Ai Cập: Khả năng cao nhất là bị nổ bom khủng bố?