Ông Garmon Shaw- Tổng điều hành mạng di động Vietnamobile. Được biết, Vietnamobile chính thức đi vào hoạt động năm 2009 trong bối cảnh thị trường viễn thông rất cạnh tranh, vậy làm thế nào Vietnamobile có thể tồn tại và phát triển như ngày nay, thưa ông? Đúng vậy, thời kỳ đó có 8 nhà mạng cùng hoạt động, trong đó có 2 nhà mạng có vốn đầu tư nước ngoài, 2 nhà mạng di động ảo và 3 nhà mạng có sở hữu nhà nước rất mạnh và thống lĩnh thị trường. Thế nhưng, chúng tôi đã cạnh tranh lành mạnh với lòng quyết tâm và nỗ lực xây dựng mạng lưới trên toàn quốc. 5 năm qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã không còn, 2 nhà mạng và 2 nhà mạng di động ảo đã ngừng hoạt động với một nhà mạng chỉ giữ lại quy mô thuê bao đã có. Vietnamobile là một trong 4 nhà mạng còn hoạt động hiệu quả trên thị trường mà tỷ lệ khách hàng dùng di động đã vượt quá 137%, đạt 9% thị phần thuê bao. Từ một nhà mạng non trẻ, sau 5 năm không ngừng phấn đấu, Vietnamobile đã dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường viễn thông Việt Nam và đạt được nhiều thành tích ấn tượng. Vietnamobile tự hào đã đóng góp hơn 1 tỷ USD xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông Việt Nam, góp phần tạo nên một thị trường viễn thông có tính cạnh tranh. Trong chiến lược phát triển bền vững, Vietnamobile luôn đặt ra tiêu chí cung cấp cho khách hàng dịch vụ và giá cước tốt nhất. Vietnamobile liên tục giới thiệu các gói cước mới, cung cấp thêm lựa chọn về dịch vụ cạnh tranh cho khách hàng, mang lại nhiều lợi ích và trải nghiệm mới cho khách hàng. Là nhà đầu tư nước ngoài duy nhất còn tồn tại, ông có nhận định gì về thị trường viễn thông trong bối cảnh cạnh tranh với các nhà mạng có sở hữu nhà nước rất mạnh hiện nay? |
Tập đoàn Hutchison hoạt động tại 52 quốc gia trên thế giới trong một số lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Trong viễn thông, Hutchison đã có mặt tại 12 thị trường với khoảng 76 triệu thuê bao. Hutchison là nhà đầu tư cho Vietnamobile ngay từ ngày đầu và đã thực hiện cam kết là nhà đầu tư dài hạn tại Việt Nam. Những đóng góp của Hutchison về đầu tư, cam kết, kinh nghiệm toàn cầu và chuyên môn đã góp phần tạo nên thành tích của Vietnamobile ngày hôm nay. Hutchison sẽ tiếp tục hỗ trợ các hoạt động ở đây và mong muốn sự phát triển thịnh vượng sẽ đến với tất cả các doanh nghiệp cũng như người dân Việt Nam. | |
Về vấn đề này, chính sách về viễn thông hiện nay của Việt Nam chưa theo thông lệ quốc tế thông thường hay thông lệ tốt nhất. Thay vào đó, một số chính sách đang ngầm ủng hộ và bảo vệ các doanh nghiệp nhà nước, tập trung quá nhiều nguồn lực về tần số, kho số, cước kết nối vào các doanh nghiệp nhà nước. Điều này sẽ không đạt được mục tiêu mà chúng ta mong muốn. Tôi lấy ví dụ, trong viễn thông sự khác biệt về kết nối giữa nhà mạng thống lĩnh thị trường và nhà mạng mới tham gia thị trường là khá chênh lệch. Phí kết nối mà nhà mạng mới trả cho nhà mạng thống lĩnh nên thấp hơn đáng kể so với phí mà nhà mạng thống lĩnh trả cho nhà mạng mới. Có thể thấy điều này do lưu lượng từ nhà mạng thống lĩnh đến nhà mạng mới sẽ thấp hơn rất nhiều so với chiều ngược lại. Tổ chức Quản lý Viễn thông châu Âu áp dụng chính sách phi đối xứng về cước kết nối trong quản lý viễn thông đối với các nhà mạng tham gia vào thị trường chậm hơn từ 6 đến 11 năm thì tỷ lệ phi đối xứng về cước kết nối trung bình là 35%. Hiện nay, ở Việt Nam, sự khác biệt là 10% theo tôi là chưa thỏa đáng mà nên có mức chênh lệch ít nhất là 30%. Ngoài ra, các yêu cầu, quy định về thanh tra quá nhiều và áp dụng như nhau cho tất cả các nhà mạng. Đối với các nhà mạng nhỏ, gánh nặng của các yêu cầu này còn nặng nề hơn nhiều vì chúng tôi phải tập trung nỗ lực vào kinh doanh trong môi trường rất cạnh tranh này. Vậy theo ông cần phải có chính sách gì để ngành viễn thông cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững? Với mục tiêu phát triển thị trường viễn thông nhằm mang lại hiệu quả đầu tư và đổi mới cho người tiêu dùng với giá cả hợp lý, theo tôi, để đạt được điều này, các chính sách về viễn thông và cạnh tranh phải hỗ trợ cho bối cảnh thị trường nơi mà tất cả các nhà mạng, đặc biệt là các nhà mạng nhỏ có thể phát triển kinh tế. Là một nhà đầu tư quốc tế, chúng tôi thấy rằng vẫn còn rất nhiều việc mà Việt Nam có thể làm để khuyến khích và thúc đẩy đầu tư. Nhìn chung, các thủ tục hành chính có thể được đơn giản hóa và các quy tắc có thể được làm rõ ràng hơn. Về viễn thông, Việt Nam có thể làm nhiều hơn nữa để tạo ra một môi trường kinh doanh thực sự bình đẳng và cạnh tranh nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho ngành viễn thông và người tiêu dùng. Với những chính sách ưu đãi sẽ khuyến khích được đầu tư nước ngoài và sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và tạo điều kiện cho sự phát triển viễn thông của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn lại bức tranh thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay, việc tập trung quá mức và dồn mọi nguồn lực cho các doanh nghiệp viễn thông Nhà nước có thị phần thống lĩnh trên 95% là một trở ngại lớn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ nói riêng và việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực viễn thông nói chung tại Việt Nam. Vietnamobile mong muốn với các chính sách phù hợp của Chính phủ sẽ tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam, tránh sự quay trở về thời kỳ độc quyền. Xin cảm ơn ông! |