【bảng xếp hạng giải indonesia liga 1】Cải cách quản lý nợ công cần theo lộ trình và thể chế quản lý của Việt Nam
Tham dự hội thảo có ông Francois ảicáchquảnlýnợcôngcầntheolộtrìnhvàthểchếquảnlýcủaViệbảng xếp hạng giải indonesia liga 1Painchaud - Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế; bà Stefanie Stallmeister - Giám đốc điều hành hoạt động WB; các chuyên gia, tư vấn của IMF và WB về tổ chức thể chế quản lý nợ công; đại diện các cơ quan của Đảng, Quốc hội, các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương, đại diện các cơ quan nghiên cứu, các nhà đầu tư và các đối tác quốc tế.
Đa dạng mô hình cơ quan quản lý nợ công
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, đối với Việt Nam hiện nay chính sách quản lý nợ công gắn với chính sách tài khóa và tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách quản lý nợ công mới chủ yếu tập trung vào huy động các nguồn vay ưu đãi, nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế chưa thực hiện đầy đủ như: giám sát và đánh giá tất cả các khoản vay và giao dịch nợ để đảm bảo phù hợp với các thông số rủi ro đề ra trong chiến lược nợ; giám sát rủi ro toàn bộ danh mục nợ chính phủ, kết nối giữa chính sách quản lý ngân quỹ và quản lý nợ công, cơ sở dữ liệu chia sẻ chung về nợ công…
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Đức Minh |
Theo Thứ trưởng, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc tổ chức mô hình cơ quan quản lý nợ hết sức đa dạng, có nhiều cách tiếp cận, phương thức quản lý nợ khác nhau.
Nhiều quốc gia đã lựa chọn thiết lập cơ quan quản lý nợ công (DMO) để tập trung các chức năng quản lý nợ nhằm đạt đến trình độ chuyên nghiệp hóa cao.
Các quốc gia OECD chọn thiết lập một cơ quan quản lý nợ độc lập như: Áo, Phần Lan, Ireland, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Đức, Hungary và Anh. Một số quốc gia khác thiết lập văn phòng DMO riêng biệt nhưng hoạt động dưới Bộ Tài chính như: Úc, Bỉ, Canada, Pháp, Hà Lan, New Zealand, Ba Lan và Mỹ.
Các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á cũng đã thiết lập văn phòng DMO riêng biệt như: Thái Lan, Philippines, Indonesia. Mục tiêu chung trong việc hình thành DMO là đảm bảo thực hiện nhất quán, đồng bộ, kiểm soát toàn diện rủi ro phát sinh từ việc vay nợ, thực hiện các chính sách quản lý nợ, kế hoạch vay trả nợ của Chính phủ.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 thành nước thu nhập
Nhóm chuyên gia quốc tế phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức hội thảo này nhằm chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về các mô hình thể chế quản lý nợ công, giúp các cơ quan có thêm thông tin để có cái nhìn tổng thể, đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ và công tác phối hợp trong quản lý nợ trên thế giới và bối cảnh Việt Nam. |
trung bình cao, xếp hạng tín nhiệm quốc gia lên mức đầu tư. Trong bối cảnh vị thế, vai trò kinh tế của Việt Nam có nhiều thay đổi tích cực, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi sẽ giảm đi, danh mục nợ sẽ phát sinh thêm nhiều loại rủi ro, đòi hỏi có sự quản lý đồng bộ, thống nhất, chuyên nghiệp hóa để tăng cường hiệu quả hoạch định chính sách và đạt được cơ cấu chi phí - rủi ro nợ công phù hợp với mục tiêu quản lý đặt ra.
Việc nghiên cứu phát triển mô hình DMO với đầy đủ chức năng theo thông lệ quốc tế phù hợp với trình độ phát triển nhu cầu quản lý của Việt Nam trong từng giai đoạn là cần thiết. Song song với cải cách thể chế, sẽ tiếp tục hoàn thiện công cụ quản lý nợ, cơ chế kiểm soát rủi ro đảm bảo dư địa tài khóa và chính sách để phấn đấu mục tiêu nêu trên.
Theo ông Francois Painchaud - Đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam cho rằng, cơ chế của Việt Nam trong quản lý nợ vẫn mang tính phân tán. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề thiếu tính nhất quán trong việc ra quyết định cũng như phát tín hiệu ra thị trường, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách. Do vậy, ông Francois Painchaud cho rằng, điều quan trọng là cần củng cố thể chế, cơ chế phối hợp trong quản lý nợ để tiến tới mục tiêu thống nhất chức năng quản lý nợ công.
Theo bà Stefanie Stallmeister- Giám đốc Điều hành Danh mục Dự án của WB tại Việt Nam, Việt Nam cần tiếp tục tăng cường sắp xếp thể chế quản lý nợ.
“Để quản lý nợ hiệu quả, thực hiện mục tiêu chính sách tài khóa, tiền tệ hiệu quả, Bộ Tài chính cũng đã có kế hoạch thành lập văn phòng cơ quan quản lý vào 2030. Theo đó, đòi hỏi phải có cải cách thể chế, sửa đổi về hành lang pháp lý, khung khổ luật pháp về nội dung này” - bà Stefanie Stallmeister khuyến nghị.
Cần thiết lập cơ quan chuyên trách về quản lý nợ
Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe ý kiến của các cơ quan Quốc hội, Chính phủ, các đối tác phát triển, các chuyên gia, nhà nghiên cứu về công tác quản lý nợ công hiện nay và kỳ vọng về cải cách thể chế trong quản lý nợ công trong thời gian tới, để tiệm cận thông lệ khu vực, quốc tế.
Các chuyên gia quốc tế cũng đã chia sẻ kinh nghiệm về thể chế quản lý nợ công và đưa ra khuyến nghị lộ trình cải cách phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thể chế quản lý của Việt Nam.
Các chuyên gia quốc tế đã chia sẻ kinh nghiệm về thể chế quản lý nợ công và đưa ra khuyến nghị với Việt Nam. Ảnh: Đức Minh |
Ông Mike Williams - Chuyên gia Độc lập của IMF cho biết, thông lệ tốt của quốc tế là thành lập cơ quan chuyên trách về quản lý nợ. Các nước lại thành lập DMO nhằm đảm bảo tính rõ ràng và minh bạch trong quản lý nợ công. Theo đó, DMO tập trung vào nhiệm vụ quản lý nợ; tạo điều kiện để tách biệt giữa hoạch định chính sách và thực thi chính sách. Việc thành lập DMO cũng góp phần nâng cao năng lực, hiệu suất và hiệu quả quản lý nợ công theo hướng chuyên môn, chuyên nghiệp, tăng cường sự tập trung, tránh những quyết định thiếu nhất quán và linh hoạt hơn trong cơ chế tiền lương để giúp tuyển dụng và giữ chân cán bộ.
Tuy nhiên, ông Mike Williams cho rằng, thiết lập DMO mới chỉ là bước khởi đầu, có nhiều mối quan hệ với bên ngoài cần được quản lý. Do đó, quan trọng là vạch rõ nhiệm vụ và làm rõ vai trò, trách nhiệm, chức năng của các cơ quan chuyên trách quản lý nợ và các cơ quan ban hành chính sách nhưng vẫn có cơ chế để phối hợp một cách hiệu quả.
Chia sẻ về nội dung này, ông Lars Jessen- Chuyên gia Trưởng về Nợ của WB cho rằng, trọng tâm của quản lý nợ công là cơ cấu nợ và giá trị chịu rủi ro, chứ không phải quy mô nợ. Chính sách kinh tế vĩ mô và quản lý nợ có mục tiêu, công cụ khác nhau, điều quan trọng là phải tách biệt các vai trò và trách nhiệm của các bên nhưng đồng thời phải đảm bảo sự phối hợp.
Theo ông Lars Jessen, việc tách biệt giữa quản lý nợ với chính sách tài khoá, tiền tệ tạo điều kiện xác lập mục tiêu rõ ràng cho từng lĩnh vực. Đồng thời, chiến lược quản lý nợ cần nhất quán với các chính sách kinh tế vĩ mô khác./.
下一篇:Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
相关文章:
- Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng
- HCM City supports Vientiane, Phnom Penh in COVID
- HCM City supports Vientiane, Phnom Penh in COVID
- National Assembly election 2021: All you need to know
- Bộ GTVT nói không với đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu cạn ở Hà Nội
- Việt Nam consistently respects, ensures right to religious freedom
- Urban governance to be piloted in Hà Nội
- Leaders promise voters they will work hard for national development
- Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
- Việt Nam calls for resumption of negotiations on Palestine issue
相关推荐:
- Khắc phục những sai sót trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Việt Nam regrets French court's decision to throw out Agent Orange lawsuit
- NA leader hails Economic Committee’s work
- NA Chairman urges absolute security and safety for elections
- Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- Vietnamese President talks with French leader
- Việt Nam calls for resumption of negotiations on Palestine issue
- Join hands to build Asia in the post
- Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
- Success as UNSC President the result of careful preparation: diplomat
- Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- Cam kết phát triển bền vững, Generali Việt Nam tăng vốn điều lệ lên hơn 8.202 tỷ đồng
- 25 năm các chuyến bay thương mại của Việt Nam luôn đảm bảo an toàn
- Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
- Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- Hacker bắt đầu nhắm thẳng đến ví bitcoin
- Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
- Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh