Nghị định số 129/2013/NĐ-CP đã có nhiều điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế,ửphạtcácsaiphạmhànhchínhthuếcógìmớlich thi đấu bóng đá anh đảm bảo đồng bộ với hệ thống pháp luật xử phạt vi phạm hành chính, Luật Quản lý thuế (sửa đổi) và hệ thống pháp luật Việt Nam. Đồng thời, giải quyết những tồn tại, hạn chế bất cập của các quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế hiện hành còn vướng mắc. Thay đổi nhiều mức phạt vi phạm hành chính về thuế Điểm đáng chú ý của Nghị định 129/2013/NĐ-CP là phân biệt mức phạt tiền giữa tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm thủ tục thuế và hành vi trốn thuế (mức phạt tiền đối với người nộp thuế là cá nhân, hộ gia đình bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức). Điều chỉnh này sẽ khắc phục được một phần bất hợp lý về mức phạt tiền đối với cá nhân không quá cao so với số tiền thuế mà cá nhân phải nộp như thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Áp dụng thống nhất một mức phạt tiền 20% đối với cá nhân, tổ chức có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn. Nếu như trước đây, mức phạt tối đa của khung phạt tiền gấp 10 lần mức phạt tối thiểu thì tại Nghị định số 129/2013/NĐ-CP khoảng cách chênh lệch giữa mức tối đa và mức tối thiểu của khung phạt tiền chỉ còn 2,5 lần, tránh áp dụng tùy tiện. Đối với hành vi chậm nộp tiền thuế không xử phạt hành chính mà chuyển sang áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp tiền chậm nộp tiền thuế theo tỷ lệ là 0,05% hoặc 0,07% 1 ngày trên số tiền chậm nộp thuế. Điềm mới đáng lưu ý nữa là quy định về thời hạn truy thu. Theo đó, người nộp thuế có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, tăng số thuế được hoàn, tăng số tiền thuế được miễn giảm, hành vi trốn thuế thì thời hạn truy thu các khoản thuế bị truy thu, truy hoàn, trốn thuế, tiền chậm nộp thuế hoàn là 10 năm, trừ các trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế và trốn thuế thì thời hạn truy thu thuế không khống chế. Trước đây không khống chế thời hạn truy thu.
Về hình thức xử phạt, hình thức phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Nghị định số 129/2013/NĐ-CP cũng đã bỏ quy định về hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Trường hợp khai sai người nộp thuế đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và đã nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Nghị định cũng không quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá vận chuyển trên đường, bởi việc xử phạt vi phạm hành vi này theo quy định riêng của Chính phủ. Cũng theo Nghị định này, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế có quyền đề nghị miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế mà số tiền phạt từ 3 triệu đồng trở lên trong trường hợp gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa, tai nạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo. Mức miễn, giảm tiền phạt tối đa bằng số tiền phạt còn lại trong quyết định xử phạt và không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại, chi phí chữa bệnh. Phân biệt thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân và tổ chức Nghị định số 129/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, phân biệt thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân và tổ chức theo nguyên tắc thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân bằng ½ thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức, khống chế thẩm quyền xử phạt theo số tiền tuyệt đối. Còn, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức, cá nhân có hành vi trốn thuế, hành vi khai thiếu thuế, hành vi không trích chuyển từ tài khoản của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế (không khống chế theo số tiền tuyệt đối), cụ thể đối với tổ chức: Công chức thuế có quyền xử phạt phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 1 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế. Đối trưởng Đội thuế có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 5 triệu đồng đối với vi phạm thủ tục thuế; Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50 triệu đồng; Cục trưởng Cục Thuế có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 140 triệu đồng; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 200 triệu đồng đối với vi phạm thủ tục thuế; phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12 Nghị định (hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, hành vi trốn thuế, gian lận thuế, hành vi vi phạm của ngân hàng...); áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Đối với cá nhân các mức phạt nêu trên giảm bằng ½. Linh hoạt áp dụng biện pháp cưỡng chế Nội dung quy định về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Nghị định được căn cứ trên cơ sở Luật xử lý vi phạm hành chính và Luật quản lý thuế (sửa đổi) trong đó có những quy định mới đáng lưu ý, như thay đổi thứ tự biện pháp, bỏ một số biện pháp cưỡng chế… Chẳng hạn, thay đổi thứ tự biện pháp cưỡng chế: biện pháp cưỡng chế thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng là biện pháp cưỡng chế thứ ba áp dụng sau biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập. Biện pháp cưỡng chế thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng được áp dụng để thay thế cho biện pháp cưỡng chế thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hoá đơn trước đây. Bỏ biện pháp cưỡng chế tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Và trong thời gian được nộp dần tiền nợ thuế, tiền phạt thì chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế. Trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì tùy tình hình để linh hoạt áp dụng biện pháp cưỡng chế. Nghị định cũng quy định, trong trường hợp cần thiết phải phong toả tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thì quyết định cưỡng chế phải ghi rõ phong toả một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế (khi áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản) tại Điều 27. Về định giá tài sản kê biên theo Điều 43, nếu tài sản kê biên có giá trị dưới 1 triệu đồng nếu các bên không có thoả thuận thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm định giá. Trường hợp tài sản kê biên trị giá từ 1 triệu đồng trở lên thuộc loại khó định giá thì người có ra quyết định cưỡng chế đề nghị cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng định giá. Nghị định số 129/2013/NĐ-CP được ban hành là một bước nhằm thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong xử phạt vi phạm hành chính; đảm bảo tính công khai, minh bạch, thống nhất, công bằng trong áp dụng pháp luật. Nghị định cũng góp phần tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hành chính thuế nhằm chống thất thu, giảm nợ thuế, thu đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước./. Phạm Thanh Tùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Thuế (theo VGP) |