Đây là mức lãi suất khá cao hiện tại,ânviênngânhànglạidụkháchgópvốnvàocôngtyconnúpbónggửitiếtkiệtiếp bóng đá kèo nhà cái bởi theo biểu lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy của các ngân hàng ngày 27/12, lãi suất trên 6%/năm chỉ xuất hiện lác đác tại một số ngân hàng quy mô nhỏ, với kỳ hạn gửi trên 1 năm. Các chuyên gia cảnh báo hình thức này rất rủi ro, mập mờ thông tin nên khách hàng cần cảnh giác, tránh thấy bóng dáng ngân hàng đứng phía sau mà tin tưởng tham gia, có thể mất trắng hoàn toàn.
Lấy mác ngân hàng, mập mờ tư vấn khách hàng
Anh N.T (TP. HCM) cho biết, nhân viên ngân hàng mời chào bằng chương trình ưu đãi cuối năm dành cho khách hàng ưu tiên, khi anh chuyển tiền xong thì mới vỡ lẽ là hợp đồng này gửi tiền cho Công ty cổ phần Mars, chứ không phải là hình thức gửi tiền tiết kiệm đơn thuần.
Điều anh N.T bức xúc là nhân viên ngân hàng lợi dụng niềm tin của khách hàng, sự quen biết nhiều năm để thuyết phục anh gửi 500 triệu đồng, kỳ hạn 6 tháng với lãi suất 7,6%/năm, cao hơn đáng kể biểu lãi suất các ngân hàng niêm yết hiện này song mọi nội dung trao đổi đều không minh bạch, rõ ràng.
Để tạo thêm sự tin tưởng, nhân viên ngân hàng này cho anh N.T xem danh sách hàng chục khách hàng cho Công ty Mars vay tiền, có khách hàng góp vốn hàng chục tỷ đồng.
Cũng theo phản ánh của chị A.T (Hà Nội), sau khi nắm được thông tin khách hàng có sổ tiết kiệm sắp đáo hạn, nhân viên ngân hàng chào mời chị rằng ngân hàng đang dành lãi suất ưu đãi 7,6% cho khách hàng ưu tiên lâu năm.
Nhân viên ngân hàng này cho biết, Công ty cổ phần Mars hoạt động trong lĩnh vực thu mua nợ và đang cần huy động 4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, khách hàng không được rút tiền trước hạn mà ngân hàng này đứng ra bảo đảm và cam kết cho vay lại tối đa 90% khoản vốn góp với lãi suất 9,5%/năm. Điều mà nhân viên này nhấn mạnh nhiều lần là ngân hàng cam kết chịu rủi ro nếu có cho khách hàng.
Nhân viên ngân hàng lại dụ khách góp vốn vào công ty con, "núp bóng" gửi tiết kiệm. |
Theo tìm hiểu của phóng viên TBTCVN, Công ty cổ phần Mars mới thành lập ngày 31/8/2023 có trụ sở chính tại Tầng 12, Tòa nhà Việt Á, Số 9 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội với 8 nhân sự.
Do mới thành lập, năm 2023, công ty hầu như chưa có hoạt động, doanh thu tài chính không đáng kể; vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của công ty trên 2.000 tỷ đồng, chiếm phần lớn (99,99%) nợ phải trả. Một điểm đáng chú ý là trong danh sách công ty con, công ty liên kết của ngân hàng này, không hề thấy bóng dáng của Công ty cổ phần Mars như nhân viên ngân hàng này giới thiệu. |
Công ty chuyên mua bán các khoản nợ từ các tổ chức, cá nhân đặc biệt là các tổ chức tín dụng, xử lý, thu hồi các khoản nợ (với tư cách chủ nợ), chủ yếu là mua các bất động sản là tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Công ty quản lý, khai thác các bất động sản đã mua về trong thời gian chờ bán, xử lý; kinh doanh mua bán phương tiện vận tải, chủ yếu là ô tô đã qua sử dụng.
Người đại diện theo pháp luật của công ty là ông Bùi Công Trường, sinh năm 1986. Công ty ban đầu có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, cổ đông sáng lập gồm: Lương Phan Hiền góp 291 (tỷ lệ 97%); Nguyễn Thị Thanh Hà góp 6 tỷ đồng (tỷ lệ 2%); Hoàng Tiến Ngọc góp 3 tỷ đồng (tỷ lệ 1%). Sau 1 năm, công ty tăng vốn thần tốc lên 420 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu ưu đãi cổ tức.
Thời gian qua, tình trạng lừa đảo qua các hợp đồng góp vốn, đầu tư trở nên phổ biến, đây là hình thức lừa đảo rất tinh vi khiến nhiều người dân không thể lấy lại tiền, dẫn đến kiện cáo kéo dài. Những người góp vốn đều mù mờ về thông tin, thậm chí không biết gì về hoạt động kinh doanh thực tế, không thể biết nguồn tiền thu được dùng cho mục đích gì, ẩn chứa rất nhiều rủi ro cho người dân.
Lường trước rủi ro có thể mất trắng
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, TS. Nguyễn Trí Hiếu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính và Bất động sản Toàn Cầu cho rằng, đây là hình thức huy động vốn mà khách hàng cần phải lưu ý và nắm rất rõ các điều khoản trong hợp đồng góp vốn, hợp đồng cho vay tiền do các tổ chức, doanh nghiệp đưa ra.
Điều cần nhấn mạnh là dù có bóng dáng ngân hàng, nhân viên ngân hàng đứng đằng sau nhưng người dân cần hiểu rõ đây không phải tiền gửi tiết kiệm mà là tiền đầu tư, tiền cho doanh nghiệp vay, tiền góp vốn. Do đây là một hợp đồng cho vay, chứ không phải hợp đồng tiền gửi, do đó, khách hàng không được bảo vệ bởi bảo hiểm tiền gửi quốc gia. Do đó, trong trường hợp xấu, nếu có chuyện xảy ra với ngân hàng hoặc với công ty mua bán nợ này thì khách hàng không được hưởng bảo hiểm tiền gửi quốc gia.
“Thực tế, công ty mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm cho những khoản vay của các công ty con. Tuy nhiên, hợp đồng này là hợp đồng giữa khách hàng và công ty con, chứ không phải hợp đồng với ngân hàng. Chỉ trừ trường hợp ngân hàng mẹ đứng ra bảo lãnh, bảo đảm cho khoản vay của công ty con thì công ty mẹ mới phải chịu trách nhiệm. Còn lại chỉ là hợp đồng song phương riêng biệt giữa khách hàng và công ty mua bán nợ, ngân hàng mẹ không chịu trách nhiệm khi xảy ra rủi ro” - ông Hiếu nêu rõ rủi ro.
Bình luận về hình thức huy động vốn này, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, nguy cơ, rủi ro rất lớn và chứa đựng nhiều yếu tố nhập nhèm. Nhắc lại câu chuyện ngân hàng mập mờ dụ người gửi tiền mua trái phiếu doanh nghiệp tại các công ty, tập đoàn trước đây như: An Đông, Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh…, ông Đức cho biết, khách hàng tin tưởng vào ngân hàng gây nên nhiều nhầm lẫn.
“Doanh nghiệp được phép vay khắp nơi, trong nước ngoài nước, tổ chức, kinh tế, pháp nhân, cá nhân, người lao động, nhà đầu tư, cổ đông… nhưng phải rõ ràng. Còn bây giờ lấy mác vay qua ngân hàng, khách hàng nhầm lẫn, coi như ngân hàng vay hộ, ngân hàng chịu trách nhiệm, đó là gian lận, quá rủi ro và cần phải chấn chỉnh. Khách hàng tốt nhất không nên tham gia, có thể mất trắng hoàn toàn” - ông Đức cảnh báo. |
Nhân viên ngân hàng tư vấn nhập nhèm khiến người dân nhầm lẫn ngân hàng với công ty phát hành, những cuộc biểu tình, kiện cáo mấy năm nay vẫn chưa xử lý dứt điểm, đây là bài học cần cảnh báo sớm.
Vị luật sư này cũng nhấn mạnh việc nhân viên ngân hàng cam kết mọi rủi ro, mập mờ thông tin là lừa dối khách hàng. Trong trường hợp rủi ro, ngân hàng không có nghĩa vụ trách nhiệm gì về mặt pháp lý, đấy là chiêu bài để dẫn dụ, đánh lừa tâm lý mọi người.
"Khách hàng ký hợp đồng với một công ty không được vay lại qua ngân hàng như thế, rủi ro ai chịu? Làm sao khách hàng được vay và ngân hàng làm sao được cho vay kiểu đó?" - ông Đức thẳng thắn đặt vấn đề.
Cùng với đó, theo Giám đốc Công ty Luật ANVI, hợp đồng góp vốn thậm chí rủi ro hơn trái phiếu, bảo hiểm nhiều lần, bởi phát hành trái phiếu phải có nguyên tắc, thông qua nhiều quy định, chịu nhiều ràng buộc và nhiều đơn vị giám sát, còn bảo hiểm ràng buộc nhiều về trách nhiệm.
“Hình thức góp vốn là tù mù nhất trong tất cả các hình thức, mặc dù hợp pháp nhưng rủi ro lớn nhất. Góp vốn cho doanh nghiệp mua bán nợ còn rủi ro gấp bội, bởi hầu hết các công ty mua bán nợ đều chế biến số liệu và che giấu, xử lý nợ nội bộ, chủ yếu làm đẹp sổ sách” - vị luật sư này nói.
Với hợp đồng cho vay tiền, rủi ro lớn nhất khách hàng cũng phải lường trước đó là mất trắng vì doanh nghiệp không còn khả năng trả nợ, chỉ có điểm khác là với hợp đồng cho vay thì khách hàng vẫn có quyền đòi nợ, còn hợp đồng hợp tác đầu tư thì không./.