TheồChíMinhtiếptụctrợgiáxebuýbongdaso ket quao ông Trần Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP. HCM, trợ giá xe buýt được thực hiện từ năm 2002 đến nay. Hiện có 103/141 tuyến xe buýt được trợ giá, với 2.500 phương tiện, thực hiện trung bình 17.000 chuyến xe/ngày, vận chuyển mỗi ngày khoảng 650.000-700.000 lượt hành khách. Kinh phí trợ giá năm 2017 là 957 tỷ đồng.
Giá vé hòa vốn của xe buýt là 7.773 đồng/lượt khách, trong khi giá vé bình quân hiện nay chỉ là 3.489 đồng/lượt khách. Riêng giá vé của học sinh sinh viên, người nghèo là 2.000 đồng/lượt. Thương bệnh binh, người khuyết tật, trẻ em, người già trên 70 tuổi được miễn vé. Các nhóm đối tượng này chiếm trên 55% khối lượng vận chuyển của xe buýt.
Thông qua trợ giá, người dân sử dụng xe buýt ngày càng nhiều, góp phần giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời, góp phần tích cực thực hiện chính sách an sinh xã hội với các nhóm đối tượng cần được hỗ trợ trong đi lại.
Còn ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Ban Kinh tế ngân sách HĐND TP. HCM nhấn mạnh, theo quy hoạch phát triển giao thông công cộng TP. HCM đến năm 2020, xe buýt sẽ đóng vai trò kết nối các hình thức giao thông khác, giảm phương tiện cá nhân, do đó, việc trợ giá xe buýt để phát triển loại hình này bền vững là cần thiết và cần được duy trì.
Ban Kinh tế ngân sách HĐND Thành phố sẽ quan tâm, giám sát, đánh giá các giải pháp đề ra nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu đi lại của người dân; đồng thời mong muốn cử tri tiếp tục đóng góp ý kiến đối với phương thức trợ giá, thái độ phục vụ trên xe buýt, ủng hộ đi xe buýt nhiều hơn, nhất là cán bộ, công chức, viên chức... để hướng tới hạn chế phương tiện cá nhân, giảm tải ùn tắc giao thông.
Bên cạnh đó, Thường trực HĐND Thành phố đề nghị chính quyền tiếp tục trợ giá xe buýt; Sở GTVT và các đơn vị liên quan hoàn thiện bộ định mức đơn giá, hỗ trợ lãi vay đầu tư xe mới, bãi đỗ, quy hoạch luồng tuyến, vệ sinh trên xe, trạm dừng xe buýt...
Để việc trợ giá xe buýt hiệu quả, khuyến khích người dân đi xe buýt tăng cao trong thời gian tới, theo ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT, thì Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TPHCM, các HTX cần đầu tư đổi mới tư duy trong công tác quản trị, đầu tư đổi mới phương tiện, thái độ phục vụ của lái xe, nhân viên xe buýt khi phục vụ hành khách gắn với ứng dụng khoa học công nghệ.
Đồng thời, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP. HCM cần đổi mới tư duy trong tạo nguồn thu từ quảng cáo xe buýt, hướng tới xã hội hóa hỗ trợ việc trợ giá xe buýt và đấu thầu trợ giá cạnh tranh, minh bạch.
Năm 2018, TP. HCM dự kiến dành 1.000 tỷ đồng trợ giá xe buýt. Từ nay đến cuối năm, Trung tâm sẽ cải tạo, làm mới 100 nhà chờ và 560 trụ dừng mới. Toàn bộ hệ thống xe buýt có lắp đặt camera và hệ thống thông báo trạm tự động phục vụ người khuyết tật. Trong tháng 9 này sẽ kết nối thêm tuyến xe buýt đi từ Bến xe Chợ Lớn hoặc Bến xe miền Tây thẳng tới Bệnh viện Nhi đồng TP. HCM.
Xác định từ nay đến năm 2020, xe buýt vẫn là chủ lực trong hệ thống giao thông công cộng, với mục tiêu vận chuyển 15% lượng hành khách (hiện nay là 9,6%), Giám đốc Sở GTVT TPHCM cho biết, có 3 nhiệm vụ cần làm. Trước hết, đổi mới tư duy phục vụ gắn với đổi mới công nghệ, lấy khách làm trung tâm, không còn sự phân biệt đối xử giữa học sinh sinh viên được trợ giá đi vé 2.000 đồng/lượt với khách đi vé 6.000 đồng/lượt.
Đồng thời với tiêu tiền trợ giá, hệ thống xe buýt phải tạo nguồn thu trở lại, bằng quảng cáo (năm 2017 thu được 53 tỷ đồng từ quảng cáo trên xe buýt), thu từ bến bãi và một số nguồn xã hội hóa. Cùng với đó, tiếp tục xã hội hóa, đấu thầu hệ thống xe buýt; công khai, minh bạch toàn bộ công việc về xe buýt./.
Theo Chinhphu.vn