当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【ket qua zenit】EU bắt tay xây dựng đường hướng phát triển

eu bat tay xay dung duong huong phat trienNước Anh "lạc trôi" trong Brexit
eu bat tay xay dung duong huong phat trienVấn đề Brexit: Liên minh châu Âu tuyên bố sắp hết kiên nhẫn
eu bat tay xay dung duong huong phat trienThoả thuận Brexit lại bị bác bỏ: Nước Anh muốn đi về đâu?ắttayxâydựngđườnghướngpháttriểket qua zenit
eu bat tay xay dung duong huong phat trien"Làm mới" quan hệ Đức - Pháp
eu bat tay xay dung duong huong phat trien
EU với nhiệm vụ đảm bảo tính toàn vẹn của không gian chung

Ngay trong dự thảo chiến lược giai đoạn 2019-2024, các nhà lãnh đạo châu Âu đã khẳng định ưu tiên cho chính sách nhập cư, củng cố nền kinh tế, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và tăng cường ảnh hưởng của EU. Trong mục "Bảo vệ công dân và tự do", văn bản dự thảo nhấn mạnh mục tiêu của việc kiểm soát biên giới hiệu quả là để duy trì trật tự và luật pháp, đồng thời khẳng định thêm rằng các chính sách khác của châu Âu phụ thuộc vào hành động này. Dự thảo nhấn mạnh ưu tiên của EU phải đảm bảo tính toàn vẹn cho không gian sinh tồn của mình và phải biết, đóng vai trò quyết định xem những ai được phép đặt chân lên lãnh thổ EU. Khối châu Âu dự định duy trì và mở rộng liên kết với các quốc gia quá cảnh và quê hương của người di cư, bao gồm Libya và Thổ Nhĩ Kỳ.

Dù vị trí của vấn đề di cư trong chương trình chiến lược là ưu tiên số 1 của các nhà lãnh đạo châu Âu, nhưng đây không thực sự là ưu tiên của cử tri châu Âu. Bằng chứng là một cuộc điều tra của YouGov tiến hành trước cuộc bầu của Nghị viện châu Âu (EP) cho thấy ở 6 quốc gia, công dân di cư và "chảy máu chất xám" trở thành vấn đề cấp thiết hơn là sự xuất hiện của người nước ngoài. Nếu nhập cư thực sự là một chủ đề quan tâm đối với người châu Âu, thì các chủ đề như tham nhũng, biến đổi khí hậu và việc làm cũng đứng hàng ưu tiên cao trong chính sách của họ.

Hiện chính sách khí hậu và tình trạng ấm lên toàn cầu chỉ ở vị trí thứ ba trong chiến lược, sau nhập cư và phát triển cơ sở kinh tế. Chiến lược thừa nhận rằng các chính sách phải phù hợp với các cam kết được đưa ra theo Thỏa thuận Paris và nền kinh tế châu Âu phải giảm đủ lượng khí thải để đạt được "tính trung lập khí hậu". Tuy nhiên, chiến lược không ấn định thời điểm mà EU phải đạt việc hấp thụ được nhiều khí thải hơn mức tạo ra, điều này tiếp tục gây trở ngại trong các cuộc thảo luận giữa các quốc gia thành viên. Tính trung lập khí hậu vào năm 2050 được EC, EP và nhiều quốc gia ủng hộ, nhưng sự hoài nghi vẫn ngăn cản việc ký kết một thỏa thuận khi một quan chức châu Âu cho rằng việc không có thời điểm hoặc thậm chí lịch trình cụ thể trong dự án "có thể là nguyên nhân gây lo ngại”.

Liên quan đến việc mở rộng khối, trước lời kêu gọi của EC về các cuộc đàm phán gia nhập EU của Albania và Bắc Macedonia, dự thảo chiến lược nhấn mạnh rằng các chính sách của EU phải gắn liền với mong muốn giữ cho cánh cửa mở đối với những người muốn và có thể gia nhập "gia đình" châu Âu. Các nhà lãnh đạo có thể "bật đèn xanh" cho việc mở ra các cuộc đàm phán gia nhập tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào tháng 6. Mặc dù các quốc gia như Pháp và Hà Lan vẫn phản đối, 13 quốc gia Trung Âu đã soạn thảo một tuyên bố chung ủng hộ việc mở rộng khối.

Chiến lược cũng tuyên bố rằng EU sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo không gian chung Schengen hoạt động trơn tru, khu vực tự do lưu thông miễn thị thực. Hà Lan gần đây đã xác nhận sự phản đối của mình đối với việc gia nhập sắp tới của Bulgaria và Romania. EC mới sẽ đề xuất luật pháp ít hơn nhiều so với thời ông Jean-Claude Junck, đặc biệt là trong các lĩnh vực như năng lượng và giao thông, vì vậy, nhiệm kỳ mới của cơ quan hành pháp này nên tập trung vào giám sát những gì đã đàm phán. Các thể chế của EU sẽ đảm bảo thực thi và áp dụng nghiêm ngặt các chính sách và các quy tắc phù hợp với tinh thần của các hiệp ước.

Liệu EU có thể xây dựng thành công đường hướng phát triển này không? Câu trả lời sẽ được đưa ra trước hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU vào các ngày 20-21/6.

分享到: