设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kq vdqg bdn】Hải quan tiếp tục kiến nghị đơn giản thủ tục KTCN 正文

【kq vdqg bdn】Hải quan tiếp tục kiến nghị đơn giản thủ tục KTCN

来源:88Point 编辑:Cúp C2 时间:2025-01-24 22:34:00

vinh

Cán bộ Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc kiểm tra hàng nhập khẩu.

Ông Ngô Minh Hải - Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý,ảiquantiếptụckiếnnghịđơngiảnthủtụkq vdqg bdn Tổng cục Hải quan trao đổi với phóng viên TBTCVN.

PV: Sau một năm rưỡi thực hiện Quyết định 2026/QĐ-TTg (17/11/2015), tiến độ triển khai việc đơn giản hóa thủ tục KTCN của các bộ, ngành có gì đáng chú ý, thưa ông?

Ông Ngô Minh Hải:Được giao nhiệm vụ chủ trì làm đầu mối đôn đốc các bộ QLCN thực hiện theo mục tiêu Quyết định 2026/QĐ-TTg, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan phối hợp với các bộ QLCN tiến hành nhiều đoàn khảo sát đánh giá tác động của thủ tục KTCN đến quá trình rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp (DN).

Gần đây nhất, tháng 4/2017, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính đã phối hợp với một số đơn vị chuyên môn thuộc bộ QLCN rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến QLCN và các nội dung cần sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Nghị quyết 19-2017/NQ-CP.

Theo kết quả rà soát, có tới trên 50% số văn bản quy phạm pháp luật về KTCN của các bộ cần phải sửa đổi, bổ sung đều chưa đảm bảo về thời gian và yêu cầu tại Quyết định 2026/QĐ-TTg về việc sửa đổi 87 văn bản quản lý, KTCN.

Bên cạnh đó, công tác đổi mới phương pháp KTCN theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), giảm chi phí, rút ngắn thời gian thông quan vẫn còn rất nhiều bất cập chưa được giải quyết; chất lượng văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế chưa thực sự đáp ứng yêu cầu.

ong

Ông Ngô Minh Hải

PV: Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của DN năm 2016 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa công bố cho thấy, 93% DN khảo sát cho rằng, các quy định về thủ tục KTCN quá nhiều, chồng chéo, lại nằm ở nhiều văn bản khác nhau nên DN khó nắm bắt thông tin và tuân thủ. Ông nhìn nhận thế nào về ý kiến này?

Ông Ngô Minh Hải: KTCN quá mức cần thiết đang là lực cản cơ bản đối với nỗ lực cải thiện chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới, làm tăng chi phí bất hợp lý và tạo gánh nặng cho DN. Trong khi thủ tục hải quan chỉ chiếm 28% thời gian thông quan hàng hóa thì KTCN chiếm tới 72%. Hiện nay, tỷ lệ lô hàng phải KTCN trước khi thông quan còn rất cao (khoảng 30%), trong khi tỷ lệ không đạt yêu cầu rất thấp, chỉ dưới 1%.

Trên thực tế, DN còn phàn nàn về thủ tục KTCN. Kết quả khảo sát của cơ quan hải quan cũng cho thấy, nhiều mặt hàng NK phải đồng thời chịu nhiều hình thức quản lý, KTCN do một bộ hoặc nhiều bộ quy định. Điển hình như mặt hàng sữa chua, phomat vừa phải kiểm dịch động vật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Công thương. Hay trường hợp một mặt hàng chịu nhiều hình thức quản lý của cùng một bộ QLCN như: Mặt hàng kén tằm vừa phải kiểm dịch động vật vừa phải kiểm dịch thực vật cùng của Bộ NN&PTNT…

Nguyên nhân là do sự chồng chéo trong quy định chức năng nhiệm vụ giữa một số đơn vị chức năng thuộc các bộ, ngành. Nhiều bộ QLCN chưa áp dụng tốt việc phân tích thông tin đánh giá mức độ rủi ro đối với DN XNK trong hoạt động KTCN.

PV: Để thúc đẩy việc thực hiện đơn giản thủ tục KTCN, Tổng cục Hải quan đã và đang tiếp tục triển khai giải pháp quan trọng nào, thưa ông?

Ông Ngô Minh Hải:Để sớm tháo gỡ những bất cập tồn tại trong công tác KTCN, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa có chỉ đạo các bộ, ngành rà soát thủ tục, giấy tờ KTCN đối với hàng hóa XNK, theo đúng Nghị quyết 19/2017/NQ-CP.

Cụ thể, Phó Thủ tướng giao các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Y tế, NN&PTNT theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan rà soát, thống nhất Danh mục hàng hóa phải KTCN theo hướng không kiểm tra chồng chéo đối với cùng một mặt hàng.

Sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng rất kịp thời và rõ ràng, khi yêu cầu các bộ nêu trên phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và cơ quan liên quan rà soát, làm rõ căn cứ pháp lý và mục đích yêu cầu của từng loại giấy tờ kiểm tra chuyên ngành. Trường hợp xác định loại chứng từ có tên gọi khác nhau nhưng bản chất nội dung kiểm tra tương tự nhau thì sửa đổi, điều chỉnh theo hướng thống nhất dùng một loại chứng từ để tạo thuận lợi cho DN.

Chủ động trong việc thúc đẩy đơn giản thủ tục KTCN, Tổng cục Hải quan có đề nghị trực tiếp với bộ QLCN giảm thủ tục KTCN trong thông quan, chuyển sang kiểm tra sau thông quan, tránh chồng chéo trong KTCN.

Cuối tháng 5/2017, Tổng cục Hải quan đã có công văn kiến nghị Bộ NN&PTNT giảm thủ tục KTCN. Cụ thể là xem xét đưa các mặt hàng nhập khẩu như sữa bột, bánh kẹo, sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa chế biến sâu... ra khỏi danh mục hàng hóa phải kiểm dịch tại khâu thông quan tại Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT, nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa qua cửa khẩu. Kiến nghị này đã được Bộ NN&PTNT chấp thuận.

Cùng với kiến nghị gửi tới Bộ NN&PTNT, Tổng cục Hải quan cũng có văn bản gửi tới Bộ Công thương đề nghị chuyển thời điểm kiểm tra hiệu suất năng lượng trong giai đoạn thông quan, sang kiểm tra sau khi hàng hóa đã được thông quan theo đúng tinh thần tại Nghị quyết 19-2016/NQ-CP của Chính phủ. Kiến nghị này đã được Tổng cục Năng lượng (Bộ Công thương) có văn bản đồng thuận.

Thời gian tới, để tạo điền kiện cho các DN XNK, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, trong quá trình làm việc với các bộ QLCN, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính tiếp tục có sự phối hợp và đề xuất giải pháp đơn giản thủ tục KTCN, tháo gỡ khó khăn cho DN.

PV: Xin cảm ơn ông!

Hải Linh (thực hiện)

热门文章

0.8516s , 7650.9921875 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kq vdqg bdn】Hải quan tiếp tục kiến nghị đơn giản thủ tục KTCN,88Point  

sitemap

Top