【7m vn live】3 nhóm giải pháp căn cơ, đảm bảo nguyên liệu cho ngành gỗ
Ngành gỗ cần tìm giải pháp đảm bảo nguyên liệu |
Ông đánh giá như thế nào về nguồn cung gỗ nguyên liệu hiện nay phục vụ ngành công nghiệp chế biến, XK gỗ?
Theo tổng hợp số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) và Hội cao su Việt Nam: Nguồn cung gỗ trong nước các năm 2015-2018 lần lượt là: 22.729.270 m3 gỗ quy tròn; 24.410.155 m3 gỗ quy tròn; 25.699.393 m3 gỗ quy tròn và 27.500.000 m3 gỗ quy tròn. Về NK, theo tổng hợp số liệu từ Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), Tổng cục Lâm nghiệp, lượng gỗ NK trong giai đoạn 2015-2018 lần lượt là: 8.281.786 m3 gỗ quy tròn; 7.288.764 m3 gỗ quy tròn; 8.468.432 m3 gỗ quy tròn và 9.725.364 m3 gỗ quy tròn.
Căn cứ theo số liệu nêu trên có thể thấy, nguồn gỗ trong nước đã từng bước thay thế gỗ NK với khối lượng ngày càng lớn. Hiện, gỗ NK để sản xuất sản phẩm gỗ XK chỉ chiếm dưới 30%. Trong đó nguồn gỗ trong nước đã cung ứng cho chế biến gỗ XK chiếm trên 70%.
Các thị trường XK ngày càng đưa ra yêu cầu khắt khe về chất lượng, nguồn gốc gỗ. Theo ông, hiện nay còn tồn tại những khó khăn, nút thắt nào trong quản lý nguồn cung gỗ nguyên liệu NK?
Trước tiên, gỗ NK phải đảm bảo 100% gỗ sạch. Các thị trường chính Việt Nam NK gỗ nguyên liệu gồm: Các nước có nguồn nguyên liệu có tính pháp lý cao như Hoa Kỳ, Chile, New Zeland, các nước EU và từ các nước có rủi ro cao như Lào, Campuchia, châu Phi... Do đó, việc lựa chọn thị trường gỗ NK 100% gỗ sạch là một thách thức với DN. Để có nguồn cung ứng gỗ sạch 100% thì chi phí nguyên liệu gỗ sẽ tăng lên trong cơ cấu giá thành 1 m3 gỗ sản phẩm.
Bên cạnh đó, hiện có quá nhiều tổ chức và cá nhân NK gỗ (trên 2.500 đơn vị). NK gỗ khối lượng lớn từ nhiều quốc gia khác nhau và bằng nhiều đường khác nhau dẫn đến việc tranh mua, tranh bán, ép giá. Để tháo gỡ cần tiến hành xây dựng các cụm xẻ sơ chế ở vùng nguyên liệu và các trung tâm phân phối gỗ tập trung quy mô lớn ở các vùng trên toàn quốc.
Bên cạnh NK, nút thắt trong quản lý, cung ứng gỗ nguyên liệu trong nước nằm ở đâu, thưa ông?
Hiện nay, lượng cung gỗ trong nước đã và đang từng bước đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như XK. Tuy nhiên, hiện nay trong chuỗi cung ứng nguyên liệu gỗ trong nước, trừ gỗ cao su, gỗ vườn nhà, còn lại gỗ rừng trồng chủ yếu là gỗ có đường kính nhỏ, năng suất thấp và chất lượng không cao. Khối lượng gỗ lớn nhưng số lượng dùng để chế biến đồ gỗ nội, ngoại thất thì rất nhỏ. Các nút thắt này làm giảm giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm và kém cạnh tranh cho sử dụng gỗ rừng trồng trong nước.
Phân tích cụ thể dễ thấy, đối với gỗ cao su sản lượng khai thác có hạn. Diện tích cây cao su đã định hình khoảng gần 1 triệu ha, mỗi năm thanh lý trên dưới 15.000 ha. Do đó lượng gỗ cao su cung ứng chỉ đáp ứng tối đa không quá 5 triệu m3/năm. Đối với gỗ keo: Một số giống keo đang có nguy cơ giảm về năng suất và chất lượng vì nguồn giống đang trong quá trình bị thoái hóa do việc cung cấp cây giống chưa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu nâng cao được năng suất và chất lượng rừng trồng.
Bên cạnh đó, phải nói thêm rằng, chủ trương chuyển đổi rừng kinh doanh gỗ nhỏ bằng rừng trồng gỗ lớn đã được ban hành và là một chủ trương đúng đắn, tuy nhiên, việc triển khai còn rất hạn chế. Đặc biệt, hiện nay còn thiếu các hướng dẫn kỹ thuật chuyển đổi trồng gỗ lớn, thiếu vốn đầu tư theo chu kỳ kinh doanh dài ngày, rủi ro hơn.
Theo ông, đâu là giải pháp căn cơ, hiệu quả giúp phát triển và cung ứng nguồn nguyên liệu gỗ bền vững cho ngành chế biến gỗ thời gian tới?
Các giải pháp tập trung vào 3 nhóm cơ bản: Mở rộng diện tích rừng trồng; nâng cao năng suất rừng và chất lượng cây gỗ; sử dụng nguyên liệu gỗ có hiệu quả, bền vững.
Về mở rộng diện tích trồng rừng: Các DN chế biến gỗ rất mong muốn đầu tư trồng rừng để ổn định nguồn nguyên liệu. Ví dụ: Công ty Hào Hưng muốn đầu tư 100.000 ha; các công ty như Nafoco, Woodlands, Scansia pacific... đều mong có kế hoạch đầu tư từ 30- 50 nghìn ha rừng trồng cho mỗi công ty nhưng không có đất phù hợp.
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, có 3 loại đất có khả năng mở rộng diện tích rừng trồng gồm: Đất rừng tự nhiên nghèo kiệt; đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng và đất giao cho dân. Qua khảo sát thực tế, hiện nay chỉ có thể mở rộng rừng từ diện tích rừng trồng trên đất đã giao cho người dân theo hình thức liên kết giữa DN chế biến gỗ với chủ rừng là hộ gia đình và hợp tác xã trồng rừng. Thực tế đã có nhiều mô hình liên kết như vậy đã và đang vận hành có hiệu quả. Chính quyền ở nhiều tỉnh như Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thanh Hóa,… đã quan tâm và thực sự vào cuộc quản lý và hỗ trợ các mô hình liên kết này. Hộ gia đình và người dân đã bước đầu thay đổi nhận thức và ý thức về trồng rừng, tham gia vào mô hình liên kết có lợi hơn làm đơn lẻ. Tuy nhiên, rất cần có các cơ chế, chính sách cụ thể để thực hiện mô hình liên kết này có hiệu quả và bền vững. UBND các tỉnh cần có bảng thống kê các loại đất, có bao nhiều loại hình đất, diện tích đất là bao nhiêu, loại hình đất đó để làm gì? Trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch tổng thể và kêu gọi thu hút đầu tư.
Về nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng: Để đảm bảo số lượng và chất lượng gỗ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, cần thiết nghiên cứu về giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng nhằm tăng năng suất và chất lượng rừng trồng đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ chế biến gỗ và thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài cây keo và cây cao su, mỡ, bồ đề đang cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến, cần nghiên cứu bổ sung thêm một số loại cây mới đáp ứng nhu cầu của thị trường như cây xoan đào, keo hoa vàng, cây teak, …
Về sử dụng nguyên liệu gỗ có hiệu quả và bền vững: Cần đổi mới công nghệ cũ, lạc hậu bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng; xây dựng các cụm xẻ sơ chế tập trung quy mô lớn ở những vùng trồng tập trung; tiến hành xây dựng các trung tâm giao dịch gỗ tại 3 miền Bắc, Trung, Nam...
Xin cảm ơn ông!
Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Đầu tư vào trồng rừng, chế biến, XK gỗ đã và sẽ tiếp tục mang lại lợi nhuận cao ăm 2018, kim ngạch XK các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam đạt 8,9 tỷ USD và mục tiêu trong năm 2019 sẽ tăng từ 12 -15%. Trong 3-5 năm trở lại đây, các dự án chế biến gỗ đầu tư mới đều ứng dụng công nghệ hiện đại, mức độ tự động cao. Dù nhiều DN không thể đầu tư được tất cả ngay một lúc nhưng đã xác định được hướng phát triển phù hợp với xu thế hiện nay. Cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền các cấp cũng đang tạo điều kiện rất thuận lợi cho các DN, chủ rừng trồng rừng gỗ lớn, liên kết theo chuỗi để chế biến nâng cao giá trị sản phẩm. rong điều kiện hiện nay, với niềm tin và sự đồng hành giữa các bên liên kết, hoàn toàn vững tin rằng đầu tư vào trồng rừng, đầu tư vào chế biến, XK gỗ đã và sẽ tiếp tục mang lại lợi nhuận cao. Cùng với các đơn hàng quốc tế đang có trong tay và với việc giải quyết nguồn nguyên liệu ở trong nước tăng thêm khoảng từ 2,1 – 3,6 triệu m3 nữa, ngành công nghiệp gỗ hoàn toàn có tiềm năng phát triển ở tốc độ cao hơn. Bà Đỗ Thị Bạch Tuyết - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Woodland: Cần giảm xuất siêu, đảm bảo nguyên liệu gỗ thô cho DN trong nước Trong năm 2019, tăng trưởng XK ngành gỗ đã có nhiều tín hiệu đáng mừng, nhưng vẫn tồn tại những khó khăn và trở ngại. Cộng đồng DN gỗ kiến nghị Bộ NN&PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp có các chính sách phù hợp để hỗ trợ, giảm tải các chi phí bất hợp lý còn tồn đọng trong các khâu thuộc chuỗi cung ứng; giảm thiểu xuất siêu nguyên liệu gỗ thô, bảo đảm nguồn nguyên liệu trong nước thông qua các chính sách thuế và kiểm soát việc thực hiện. Bên cạnh đó, DN cũng kiến nghị xây dựng nhiều vùng nguyên liệu gỗ lớn, đạt chất lượng phục vụ chế biến gỗ, có chứng chỉ rừng bền vững (FSC). Bộ NN&PTNT kiến nghị với Chính phủ về việc áp dụng các ưu đãi về mức thuế thu nhập DN đối với ngành lâm nghiệp tương tự như với ngành nông nghiệp và thủy sản. Ông Huỳnh Văn Hạnh - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HCM: Cần tập trung thúc đẩy nguồn nguyên liệu Tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp chế biến gỗ chỉ thực sự biến thành khả năng nếu được Chính phủ đồng hành bằng sự khẳng định: “Chế biến gỗ là một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế thị trường". Ngoài những chính sách cần thiết của Chính phủ dành cho ngành kinh tế mũi nhọn, Hội kiến nghị tập trung vào trước hết là chính sách thúc đẩy nguồn nguyên liệu. Thứ hai là chính sách đào tạo nguồn nhân lực thông qua việc lập và thực hiện chương trình quốc gia về phát triển nguồn nhân lực cho ngành chế biến lâm sản và hệ thống cung ứng gỗ nguyên liệu quốc gia do các hiệp hội làm nòng cốt với sự tham gia của các bên liên quan. Thứ ba là tập trung vào chính sách về đổi mới công nghệ, cho DN hưởng vốn vay ưu đãi khi DN đệ trình dự án khả thi để nâng cao công nghệ sản xuất mới hoặc đã qua sử dụng từ DN các nước tiên tiến, đồng thời cho hưởng ưu đãi về miễn giảm thuế như là một sự đầu tư mới. Cuối cùng, với chính sách khuyến khích đầu tư phát triển ngành, Hội kiến nghị Chính phủ kêu gọi, khuyến khích đầu tư vào ngành lâm nghiệp, trong đó tăng cường đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản. Uyển Như (ghi) |
下一篇:Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
相关文章:
- Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
- Lộ diện ứng viên cạnh tranh ghế Tổng thống Nga với ông Putin
- Nga coi cuộc diễn tập của Mỹ, Nhật, Australia là mối đe dọa
- Thêm 55 ca bệnh COVID
- Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng Bình
- Israel nã tên lửa vào Syria, đọ súng với Hezbollah qua biên giới Lebanon
- Nhân viên đài Al Jazeera thiệt mạng ở Gaza, Houthi tăng cường tấn công tàu hàng
- Tỷ giá hôm nay (24/2): Đồng USD vẫn tiếp đà lao dốc
- Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
- Đổ cây thông Giáng sinh cao 20m ở quảng trường Bỉ, 3 người thương vong
相关推荐:
- Vàng được khai thác như thế nào?
- Triển khai tiêm chủng cho người trên 65 tuổi
- Biên phòng bắt giữ tàu vận chuyển 10.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc
- MB tiếp tục tập trung kinh doanh nền tảng và thu hút khách hàng
- Ngân hàng KBank giành giải thưởng Thẻ Tín dụng mới tốt nhất 2024
- Phát ngôn về người nhập cư của ông Donald Trump gây tranh cãi dữ dội
- Cảnh giác và tiết giảm là thiết thực chung tay chống dịch
- Hải quan An Giang: Chống buôn lậu trong tình hình mới
- Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- Tỷ giá hôm nay (11/3): Đồng USD tuần mới đà giảm có tiếp diễn?
- Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- Trang web Tổng thống Putin, Điện Kremlin bị hack
- Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
- Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớn
- Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- Của nhà cũng trộm
- Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025