【ket qua vdqg thuy dien】Hà Nội kiểm soát hiệu quả dịch Covid
Khai mạc Kỳ họp thứ 7, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ảnh: Nam Khánh |
Sáng ngày 5/7, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 7 - kỳ họp thường lệ giữa năm 2022.
Kinh tế Thủ đô phục hồi mạnh mẽ và duy trì đà tăng trưởng
Phát biểu tại kỳ họp, ông Đinh Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, 6 tháng đầu năm, kinh tế Thủ đô phục hồi mạnh mẽ và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP quý II tăng 9,49%, cao hơn 1,4 lần kịch bản đưa ra đầu năm. Tính chung 6 tháng đầu năm GRDP tăng 7,79%, gấp 1,29 lần mức tăng cùng kỳ năm 2021.
Cân đối thu - chi ngân sách được đảm bảo: tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm ước đạt 176,9 nghìn tỷ đồng, bằng 56,8% so với dự toán, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2021; đảm bảo các nhiệm vụ chi theo dự toán, nhất là các nhiệm vụ chi phòng chống dịch bệnh Covid-19, chi cho công tác an sinh xã hội.
Kim ngạch xuất khẩu ước tăng 17,1% so với cùng kỳ; khách du lịch quốc tế đến Hà Nội tăng 2,3 lần so với cùng kỳ…
HĐND TP. Hà Nội cũng xem xét, thảo luận và thông qua 16 báo cáo, 1 nghị quyết thường kỳ và 14 nghị quyết chuyên đề như: Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công và kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2022; tiến độ công tác đấu giá quyền sử dụng đất; chương trình phát triển nhà ở thành phố; quy định mức tiền phạt trong lĩnh vực xây dựng khu vực nội thành; thông qua danh mục các cơ sở nhà, đất di dời do không phù hợp quy hoạch trên địa bàn thành phố... |
Thành ủy cũng đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trên cơ sở đó Thành ủy đã thống nhất chủ trương và HĐND TP. Hà Nội đã thông qua nghị quyết tập trung đầu tư các lĩnh vực văn hóa - xã hội, trong đó: y tế, giáo dục - đào tạo và văn hoá. Dự kiến phân bổ kế hoạch vốn giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo cho ba lĩnh vực này là 49.203 tỷ đồng.
Cùng với đó, Thành ủy đã chỉ đạo khơi thông nguồn lực, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, quyết liệt xử lý sai phạm như tập trung xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn hành phố Hà Nội. Cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh, chỉ số PAPI của Hà Nội tăng 39 bậc so với năm 2020, xếp thứ 9/63, chỉ số SIPAS tăng 3 bậc, xếp thứ 30/63 tỉnh, thành phố...
Đặc biệt, hoạt động của HĐND và các vị đại biểu HĐND các cấp thành phố đã có nhiều đổi mới trong hoạt động, khẳng định vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương...
Bí thư Thành ủy Hà Nội thẳng thắn chỉ rõ, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng của thành phố còn nhiều chỉ tiêu có thể phấn đấu đạt cao hơn. Giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn mức chung của cả nước và thấp hơn so với kỳ vọng; đến nay thành phố còn 1 chỉ tiêu không đạt kế hoạch...
Các đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội khóa XVI. Ảnh: Khánh Linh |
Có giải pháp phù hợp, thích ứng trong tình hình mới
Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, kỳ họp HĐND thành phố lần này sẽ xem xét, quyết định rất nhiều nội dung quan trọng, là cơ chế chính sách để Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững xứng đáng với niềm tin và hy vọng của Thủ đô và cả nước. Vì vậy, ông Đinh Tiến Dũng đề nghị các đại biểu HĐND thành phố cần tiếp tục phát huy cao nhất các kết quả đã đạt được của HĐND thành phố trong thời gian vừa qua, nâng cao hơn nữa chất lượng kỳ họp; nhất là chất lượng thảo luận, chất vấn, trả lời chất vấn theo hướng: tập trung vào những vấn đề mà cử tri và nhân dân quan tâm; những vấn đề lớn, vấn đề khó để bàn đưa ra các giải pháp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
"Thông qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là cơ hội để thành phố được tiếp thu những ý kiến đóng góp của cử tri và nhân dân Thủ đô, từ đó đưa ra những giải pháp tích cực, phù hợp, thích ứng trong tình hình mới" - ông Đinh Tiến Dũng nói.
Ông Đinh Tiến Dũng cũng lưu ý một số nội dung quan trọng và đề nghị các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo: Thứ nhất, tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; bám sát kế hoạch thực hiện 10 chương trình công tác lớn của Thành ủy để tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố.
Thứ hai, tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân đầu tư công đảm bảo đạt mức cao nhất; kiên quyết cắt giảm vốn của các dự án không giải ngân được, hoặc có tỷ lệ giải ngân thấp để bổ sung nguồn vốn chi trả nợ, thu hồi vốn ứng trước, các dự án có khả năng giải ngân tốt… nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Đây là nhiệm vụ cần thực hiện thường xuyên, liên tục liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều lĩnh vực.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính để rõ đầu mối, rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân; chú trọng rà soát, loại bỏ các cơ chế, chính sách, thủ tục gây phiền hà, làm cản trở các hoạt động bình thường của nhân dân và doanh nghiệp.
Thứ tư, HĐND TP. Hà Nội cần tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình trong việc quyết định các nội dung quan trọng của thành phố.../.
Phát biểu khai mạc kỳ họp, Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định: Kỳ họp thứ 7 - kỳ họp thường lệ giữa năm 2022, sẽ thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền và dự kiến tổ chức trong 3,5 ngày, trong đó dành thời gian gần 1 ngày cho phiên thảo luận tại tổ và tại hội trường về nhiều nội dung quan trọng liên quan đến kinh tế - xã hội, đầu tư công...; dành 1 ngày cho hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn. |