Ủy ban bầu cử Thái Lan hôm 15/5 tuyên bố Đảng Move Forward dẫn đầu trong cuộc bầu cử hôm 14/5,ântạonêncơnđịachấntrongbầucửThákết quả alkmaar với 152 ghế nghị sĩ tại Hạ viện. Chiến thắng của Move Forward được gọi là "cơn địa chấn" khi vượt qua các Đảng bảo thủ trong cuộc đua vào Hạ viện Thái Lan. Nhà lãnh đạo Move Forward Pita Limjaroenrat (42 tuổi) trở thành "ngôi sao vụt sáng" trong chính trường Thái Lan. Ông Pita sinh ra trong gia đình có truyền thống chính trị ở xứ Chùa Vàng. Cha ông là Pongsak Limjaroenrat, cựu Cố vấn Bộ trưởng Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan. Ông nội là Padung Limjaroenrat, cựu Thư ký Bộ trưởng Nội vụ và Cố vấn thân cận của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Pita sinh ra ở Thái Lan nhưng lớn lên ở New Zealand. Sau đó, ông về quê hương và hoàn thành bằng cử nhân ngành tài chính ngân hàng tại Đại học Thammasat ở Bangkok. Ông tiếp tục lấy bằng Thạc sĩ chính sách công và kinh doanh tại Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts ở Mỹ. Trước khi trở thành đại biểu quốc hội Thái Lan năm 2018, Pita là một doanh nhân trẻ có sự nghiệp nổi bật. Ông tiếp quản công ty Agrifood kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp của cha vào năm 25 tuổi và thành công vực dậy công ty đang trên bờ vực phá sản. Pita cũng từng là cố vấn tại Boston Consulting Group và Giám đốc điều hành của Grab Thái Lan từ năm 2017 tới 2018. Thành công trong lĩnh vực kinh doanh của Pita được tổ chức Tatler Asia vinh danh trong danh sáchGen.T - Tài năng trẻ triển vọng nhất khu vực- năm 2017. Pita kết hôn với nữ diễn viên Chutima Teepanart năm 2012 và có một con gái tên Pipim sinh năm 2016. Họ ly hôn tháng 3/2019. Gần đây, nữ diễn viên phim Seasons Changeủng hộ chồng cũ trong cuộc bầu cử và cho biết "Pita có thể bận rộn những ngày này nhưng nếu có thời gian, anh ấy vẫn chăm sóc con gái". Cả hai chia sẻ quyền nuôi con và Pita cũng thường đưa con gái tới các cuộc vận động tranh cử. Trong cuộc vận động tranh cử vừa qua, Pita cam kết đưa Thái Lan thoát khỏi "thập kỷ mất mát" của tăng trưởng kinh tế chậm chạp. Một phần của kế hoạch đó bao gồm đa dạng hóa nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch của Thái Lan và mở rộng vùng kinh tế trọng điểm ra bên ngoài thủ đô Bangkok. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg Newstháng trước, Pita cho biết ba điểm chính trong chương trình nghị sự của ông là "phi quân sự hóa, phi độc quyền hóa và phi tập trung hóa". Hai trong số những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của Pita thu hút được các cử tri trẻ tuổi. Ông đề xuất sẽ chấm dứt nghĩa vụ quân sự và cắt giảm quy mô ngân sách quốc phòng được cho là nguyên nhân làm trì trệ nền kinh tế. Ông cũng đề xuất thúc đẩy thay đổi luật khi quân, vốn hình sự hóa việc nói xấu chế độ quân chủ ở Thái Lan. Dù Move Forward giành được nhiều ghế nhất tại Hạ Viện, con đường trở thành Thủ tướng Thái Lan tiếp theo của ông Pita vẫn không dễ dàng. Việc ai sẽ trở thành Thủ tướng phụ thuộc vào cuộc bỏ phiếu của tất cả nhà lập pháp Hạ viện cùng 250 Thượng nghị sĩ. Sự kiện này được ấn định vào tháng 7 tới. Người chiến thắng phải giành ít nhất 376/750 phiếu. Nếu ông Pita nhận được đủ sự ủng hộ và trở thành Thủ tướng tiếp theo của Thái Lan, điều đó sẽ chấm dứt sự cai trị kéo dài gần một thập kỷ của quân đội ở quốc gia này. Phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 15/5, Pita nói rằng việc Đảng của ông dẫn trước trong kết quả bầu cử sơ bộ đã đánh dấu một "ngày mới" cho đất nước và ông "sẵn sàng trở thành Thủ tướng của tất cả người dân". Sơn Nam(Theo Washington post, Bloomberg) |