【bxh armenia】Xây dựng nền tảng phát triển bền vững
Khép lại năm 2020,ựngnềntảngphttriểnbềnvữbxh armenia huyện Phụng Hiệp tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc để địa phương tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong năm mới.
Ông Nguyễn Văn Bảy (bìa trái), Bí thư Huyện ủy Phụng Hiệp, thị sát tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn.
Năm qua, ngành chuyên môn của huyện tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích mía kém hiệu quả hơn 1.000ha. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình canh tác, xây dựng mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao và sản phẩm đặc trưng của địa phương cũng có nhiều chuyển biến tích cực.
Nông nghiệp vững tiến
Trên cơ sở phát huy kết quả thực hiện mô hình hiệu quả và phát triển mô hình mới, ngành nông nghiệp huyện còn tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình theo hướng chiều sâu. Cụ thể là thực hiện 3 mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với chuỗi giá trị; xây dựng 13 mã số vùng trồng với tổng số hơn 920 mô hình tập trung và làm ăn có hiệu quả, tăng 82 mô hình so năm 2019. Toàn huyện hiện có 15 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP đạt chuẩn từ 3-4 sao.
Các sản phẩm OCOP của huyện thuộc Hợp tác xã (HTX) thát lát Kỳ Như và Công ty TNHH nuôi trồng chế biến thực phẩm sạch Tân Phát, ở xã Thạnh Hòa; Cơ sở sản xuất rượu thủ công truyền thống Út Tây, ở xã Tân Bình và HTX Yên Bình An, ở xã Phụng Hiệp. Mục tiêu năm 2021, huyện sẽ phấn đấu xây dựng các xã còn lại, mỗi xã đạt từ 1-2 sản phẩm OCOP. Trong đó, huyện đang đề nghị tỉnh hỗ trợ cho HTX Kỳ Như tham gia đánh giá OCOP cấp quốc gia.
Nhờ có lộ trình cùng hướng đi phù hợp và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình nuôi nên đến nay, HTX thát lát Kỳ Như có 5 sản phẩm được tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP. Bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX thát lát Kỳ Như, thông tin: “Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP của HTX đã được tỉnh đưa đi xúc tiến thương mại; góp phần nâng cao giá trị, chất lượng cho con cá thát lát của huyện cũng như giúp nghề nuôi cá thát lát ở địa phương phát triển ổn định”.
Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết, năm qua, sản xuất nông nghiệp phát triển khá ổn định, năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi đều tăng; tiếp tục hình thành vùng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Toàn huyện hiện có 925 mô hình làm ăn có hiệu quả, tăng về quy mô số lượng và lợi nhuận. Trong đó, có 237 mô hình thu nhập từ 200-500 triệu đồng, 43 mô hình thu nhập hơn 500 triệu đồng.
Đáng ghi nhận là phần lớn các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong năm qua được thực hiện theo địa chỉ, nghĩa là đều có liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm, giúp nông dân hạn chế rủi ro khi thu hoạch. Cùng với đó, ngành nông nghiệp huyện còn phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân tham gia mô hình kinh tế hợp tác; sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm, đảm bảo nhu cầu thị trường tiêu thụ.
Đến nay, huyện đã kêu gọi được hơn 20 công ty, doanh nghiệp bao tiêu các mặt hàng nông sản trên địa bàn thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã. “Nhìn chung, tình hình sản xuất nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế khá cao và là nguồn thu nhập chính của người dân. Đó là nhờ họ tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật nên nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây trồng, vật nuôi, giúp gia tăng thu nhập bình quân đầu người lên 35 triệu đồng vào cuối năm 2020”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Tạo đột phá mới
Với mong muốn tạo đòn bẩy, bước đột phá mới trong phát triển kinh tế cho địa phương nên Huyện ủy vẫn tiếp tục xác định lĩnh vực nông nghiệp là nền tảng, động lực phát triển kinh tế của địa phương trong Chương trình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2021 và Nghị quyết nhiệm kỳ 2020-2025. Trước hết, lấy nhiệm vụ tập trung triển khai, thực hiện hiệu quả Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch”, nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp làm nhiệm vụ đột phá.
Đồng thời, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững thông qua việc đẩy nhanh quá trình chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; khuyến khích áp dụng kỹ thuật canh tác, quy trình trồng trọt, chăn nuôi công nghệ cao, sử dụng giống mới, nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản gắn với du lịch. Theo đó, huyện sẽ tiếp tục phối hợp xây dựng các hình thức du lịch nông nghiệp bằng cách tạo ra hàng hóa đặc trưng, thương hiệu sản phẩm, điểm du lịch…
Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã, tổ kinh tế hợp tác, câu lạc bộ sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh triển khai, thực hiện các chính sách ưu tiên hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, vốn, giống trong việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cũng như Đề án phát triển nông nghiệp bền vững gắn phát triển du lịch sinh thái và chuỗi sản xuất các sản phẩm OCOP. Quan tâm hỗ trợ kiến thức cho nông dân xây dựng, tạo ra những sản phẩm có thương hiệu phục vụ du lịch.
Ông Phạm Văn Thế, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện, cho rằng, đơn vị đã và đang phối hợp xây dựng các điểm giới thiệu sản phẩm, làng nghề, cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, tạo ra sản phẩm đặc trưng gắn với các khu di tích lịch sử, sinh thái. Hiện trên địa bàn đang hình thành các tuyến du lịch nông nghiệp như tham quan cây lộc vừng; vùng nguyên liệu nuôi, chế biến cá thát lát; HTX trồng dưa lưới công nghệ và lúa hữu cơ; Khu du lịch sinh thái Lung Ngọc Hoàng…
Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Bảy khẳng định: “Chúng tôi sẽ tập trung trang bị kiến thức cho người dân và hình thành điểm đến từ khai thác thế mạnh sẵn có của từng xã thông qua việc phát triển một số vùng nguyên liệu, xây dựng chuỗi sản phẩm OCOP. Quan tâm củng cố một số HTX sản xuất, chế biến nông, thủy sản để làm nền tảng liên doanh, liên kết với các tour du lịch nông nghiệp. Sau khi tạo dựng thương hiệu sẽ tiến tới khai thác mạnh du lịch trong nông thôn”.
Cũng theo ông Bảy, muốn phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch, thu hút du khách đến với địa bàn thì trước hết phải có nền nông nghiệp sạch, được sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm, hữu cơ. Đồng thời, phải dựa vào sản phẩm chủ lực nông nghiệp để phát triển du lịch trên cơ sở phát triển làng nghề truyền thống với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Bước đầu, các ngành chức năng huyện phối hợp với địa phương khảo sát những điểm có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, xây dựng mô hình mẫu trước khi đưa vào khai thác hợp lý. Những bước đi cần thiết này tiếp tục tạo tiền đề vững chắc để kinh tế nông nghiệp của huyện đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao giá trị hàng hóa nông sản, cải thiện thu nhập cho người dân nông thôn…
Ưu tiên các dự án đầu tư phát triển công nghiệp chế biến Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2021 cũng được Huyện ủy xác định là xây dựng và phát triển kinh tế hợp lý, bền vững trên cơ sở lấy nông nghiệp làm nền tảng, công nghiệp chế biến và du lịch làm động lực. Vì vậy địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước quy hoạch, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, áp dụng khoa học công nghệ gắn với công nghiệp chế biến và liên kết thành chuỗi sản xuất - cung ứng. “Chúng tôi cũng quan tâm quản lý và xây dựng nhãn hiệu nông sản, củng cố và phát triển các loại hình kinh tế hợp tác. Nhất là ưu tiên các dự án đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, phụ trợ, có hàm lượng công nghệ cao; hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống, sử dụng nguyên vật liệu, lao động tại chỗ nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản và chuyển dịch cơ cấu lao động”, ông Nguyễn Văn Bảy, Bí thư Huyện ủy, nói. |
NGUYỄN HỒ