Lạng Sơn hiện có 02 đơn vị khai thác than và 01 đơn vị kinh doanh than. Trong đó,ếnnghịtăngcườngcôngtácquảnlýthantạiLạngSơbảng xếp hạng cúp c1 châu á Công ty Than Na Dương - VVMI, thuộc Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV - CTCP khai thác than nâu tại huyện Lục Bình theo giấy phép Bộ Tài nguyên Môi trường cấp, công suất 512.700 tấn/năm, cung ứng cho Nhà máy nhiệt điện Na Dương, không bán ra thị trường. Hiện Công ty Than Na Dương đang có kế hoạch nâng công suất khai thác lên 1,2 triệu tấn/năm để đảm bảo bảo đủ nguồn than cung cấp cho Nhà máy nhiệt điện Na Dương giai đoạn 2 có công suất 110 MW khi hoàn thành.
Đoàn kiểm tra làm việc tại Công ty Than Na Dương - VVMI |
Đơn vị thứ 2 khai thác than ở Lạng Sơn là Công ty Khoáng sản và Thương mại Tiến Hiếu, khai thác than bùn tại huyện Bình Gia theo giấy phép do UBND tỉnh Lạng Sơn cấp, công suất 20.000 tấn/năm, làm nguyên liệu trực tiếp cho nhà máy phân bón của công ty này và cũng không bán than ra thị trường.
Đơn vị thứ 3 là Trạm chế biến và kinh doanh than Lạng Sơn - Chi nhánh Công ty Kinh doanh than Bắc Lạng, thuộc Công ty CP Than miền Bắc - Vinacomin, chủ yếu nhập than cám 6 và than cục từ các đơn vị thuộc Vinacomin về để sản xuất các sản phẩm than cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn có nhu cầu về chất đốt, sản xuất than tổ ong, sản xuất gạch, luyện quặng.
Thực hiện Chỉ thị số 21/2015/CT-TTg của Thủ tướng, ngày 20/9/2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra sản xuất, kinh doanh than tại một số tỉnh, trong đó có Lạng Sơn nhằm nắm bắt, chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý sản xuất, kinh doanh than, ngăn chặn các hành vi khai thác, kinh doanh than trái phép cũng như các vấn đề có liên quan đến tài nguyên, môi trường, an ninh, an toàn sản xuất… |
Tại cuộc làm việc với Đoàn kiểm tra, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, các đơn vị khai thác, kinh doanh than cơ bản chấp hành tốt các qui định pháp luật. Ông Lý Văn Lục - Giám đốc Công ty Than Na Dương báo cáo, công ty là một trong những đơn vị chấp hành tốt các qui định pháp luật về khai thác, kinh doanh than, đồng thời quản lý chi phí, quản trị tài nguyên, lao động, an ninh, môi trường tốt và đóng góp tích cực cho ngân sách địa phương. Ông Hoàng Hùng Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Bình cho biết, trước đây mỏ than Na Dương hoạt động công tác bảo vệ môi trường rất bất cập, công nghệ nổ mìn khai thác thì lạc hậu khiến rung địa chấn lớn… tác động ảnh hưởng xấu tới môi trường và an toàn trong sản xuất… Đến nay, những vấn đề này đã được xử lý cơ bản đáp ứng ứng được yêu cầu.
Tuy nhiên, hoạt động khai thác, kinh doanh than tại Lạng Sơn cũng không phải là không còn những tồn tại. Còn báo cáo của UBND tỉnh Lạng Sơn cũng cho thấy, từ năm 2017 đến tháng 9/2018, các lực lượng chức năng ở Lạng Sơn cũng đã xử lý 15 vụ vận chuyển than trái phép từ Quảng Ninh qua Lạng Sơn, tịch thu 469 tấn than. Công tác quản lý khai thác, kinh doanh than trên địa bàn vẫn chưa thường xuyên, nhất là về nguồn gốc xuất xứ than cũng như vấn đề tác động đến môi trường trong chế biến, kinh doanh than; kiểm soát chất lượng các sản phẩm từ than trên địa bàn còn hạn chế.
Khu vực Trạm chế biến và kinh doanh than Lạng Sơn |
Để quản lý hiệu quả hoạt động khai thác, sản xuất, kinh doanh than trên địa bàn, tỉnh Lạng Sơn kiến nghị Bộ Công Thương bổ sung các qui định thắt chặt hơn về điều kiện kinh doanh than; tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo các địa phương, các ngành chức năng tăng cường kiểm soát, chống vận chuyển than trái phép, nâng cao trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát ngay từ đầu nguồn khai thác than…
Đoàn kiểm tra đã ghi nhận tình hình khai thác than, sản xuất, kinh doanh than trên địa bàn Lạng Sơn cơ bản không có những vấn đề nổi cộm. Ông Nguyễn Khắc Thọ - quyền Vụ trưởng Vụ Dầu khí và than (Bộ Công Thương) - Trưởng Đoàn công tác cho biết, sẽ báo cáo Bộ Công Thương và Chính phủ về kiến nghị của Lạng Sơn liên quan đến việc bổ sung các qui định pháp luật quản lý chặt chẽ hơn việc khai thác, kinh doanh than… Đồng thời khuyến nghị, tỉnh Lạng Sơn cần cập nhật đầy đủ những qui định pháp luật liên quan đến khai thác, kinh doanh than hiện hành và tuyên truyền, phổ biến tới các doanh nghiệp, thương nhân sản xuất, kinh doanh than để họ nắm rõ và chấp hành tốt pháp luật, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý. Đồng thời, cần tăng cường các biện pháp quản lý, nhất là quản lý về nguồn (xuất xứ) than góp phần ngăn chặn tình trạng than lậu, khai thác than trái phép; tăng cường giám sát, kiểm tra về tác động môi trường trong sản xuất, chế biến, kinh doanh than; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, tổ chức liên quan có chức năng quản lý nếu để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về khai thác, kinh doanh than; có quy chế phối hợp giữa các ngành liên quan trong việc quản lý khai thác, sản xuất, kinh doanh than…
Đối với Công ty Than Na Dương, ngoài việc cần thực hiện tốt hơn nữa các qui định pháp luật về khai thác, kinh doanh than…, đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường - thành viên đoàn công tác - khuyến nghị, đặc thù mỏ than Na Dương tầng đất khai trường yếu, mùa mưa lũ dễ xảy ra sự cố gậy hậu quả đáng tiếc…, cần phải chú trọng đảm bảo vấn đề an toàn sản xuất, an toàn môi trường, bởi hệ số bóc đất đá hiện nay của mỏ Na Dương đã khá lớn (hệ số 10). Ông Hoàng Hùng Cường cũng cho rằng, mặc dù các vấn đề bất cập liên quan đến môi trường, an toàn sản xuất… trước đây tại mỏ than Na Dương đã được khắc phục cơ bản đáp ứng được yêu cầu, song vẫn cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát…/.