Hạt dổi Hạt dổi được ví như "vàng đen" của vùng đất Tây Bắc. Đây là loại hạt gia vị được người dân tộc miền núi phía Bắc dùng ướp thịt và làm muối chấm thức ăn. Thời kỳ đầu,ữngloạigiavịrừngrẻnhưchobỗngtrởnênđắtđỏkèo chấp châu á theo người dân địa phương ở Lạng Sơn, Hòa Bình, dổi ít khi bán thương phẩm, nếu bán cũng chỉ ở mức 35.000-100.000 đồng/kg. Những năm gần đây, hạt dổi được xem như đặc sản, giá tăng lên nhiều lần. Hạt dổi có hai loại là hạt dổi nếp và tẻ. Loại hạt kích cỡ nhỏ có màu vàng và đen, ăn rất thơm là dổi nếp. Loại này được bán với giá 260.000-300.000 đồng/lạng. Loại hạt to là dổi tẻ, có màu đen nhưng không thơm bằng hạt dổi nhỏ, giá chỉ 150.000-180.000 đồng/lạng. Theo người dân Tây Bắc, cây dổi càng lâu năm thì hạt dổi càng xịn. Loại thượng hạng, đắt đỏ nhất là hạt của những cây dổi rừng cổ thụ, già trên 30 năm, loại này được các đầu bếp và người sành ăn lùng mua nhưng số lượng không có nhiều và không phải cứ có tiền là mua được. Hạt mắc khén Mắc khén là một trong những loại gia vị nổi tiếng của núi rừng Tây Bắc. Nó được xem là linh hồn của các nhiều món ăn dân tộc như chẩm chéo, trâu bò gác bếp... Mắc khén có mùi thơm dịu chứ không mạnh như hạt tiêu, không cay như ớt, mà tạo ra vị tê rần rần nơi đầu lưỡi khi nếm. Ngoài để ướp gia vị, chúng còn được dùng để pha đồ chấm. Trước hạt mắc khén có giá chỉ 5.000-20.000 đồng/kg. Nay chúng được rao bán với giá 300.000-350.000 đồng/kg. Hạt tiêu rừng Đây là hạt gia vị có nhiều ở Tây Nguyên và Tây Bắc. Không giống với hạt tiêu thông thường, tiêu rừng có vị thơm nhẹ nhàng không xộc lên mũi, cay nhẹ chứ không cay như hồ tiêu, mang hương vị thoang thoảng của sả. Mùa thu hoạch tiêu rừng là từ tháng 6 đến tháng 7 hàng năm. Vào thời điểm này, người dân vào rừng hái cả cành rồi tách quả, nhặt sạch cuống, đem phơi khô cất trữ để sử dụng quanh năm. Nhìn bề ngoài, hạt tiêu rừng và tiêu thường khá giống nhau. Nhưng tiêu rừng có cuống khá dài mà hạt tiêu thường gần như không có, màu của nó cũng sẫm hơn. Trên thị trường, hạt tiêu rừng được bán với giá 300.000 đồng/kg. Thảo quả Thảo quả (còn gọi là quả tò ho) được xem là "nữ hoàng" gia vị. Nhờ đặc tính vừa thơm vừa ngọt lại cay, thảo quả được dùng để tẩm ướp các món nướng, kho hay làm lẩu, làm chè lam, chè kho và một số loại bánh kẹo khác để tạo mùi vị thơm ngon. Ở Việt Nam, thảo quả mọc hoang dại thành từng khóm ở các vùng núi Hoàng Liên Sơn và vùng Tây Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu… Mấy năm gần đây, thảo quả được bán ra thị trường với giá đắt đỏ nên người dân mở rộng trồng ở trong rừng, mỗi mùa thu hoạch cả trăm triệu đồng. Trên chợ mạng và các sàn thương mại điện tử, thứ gia vị Tây Bắc này được rao bán lên tới 265.000 đồng/kg. Muối rừng Ở Kon Tum có một loại quả dùng làm gia vị vô cùng lạ, ít người biết tới, đó là trái muối rừng. Đây loại cây thân gỗ, cao 2-8m. Hoa muối rừng mọc thành từng chùm màu trắng, kết thành những trái nhỏ như hạt đậu màu xanh, khi chín chuyển dần sang màu đỏ và nâu sậm. Trái muối rừng to cỡ hạt đậu xanh, ăn vào có vị mằn mặn, pha chút chua nhẹ. Trước đây, đồng bào dân tộc ở Kon Tum vào rừng hái quả muối rừng để làm gia vị thay thế muối ăn. Muối rừng chỉ có một mùa nên bà con phải phơi khô để trữ quanh năm Từ quả dại, giờ đây, trái muối rừng đã "lên đời" thành thứ gia vị độc lạ, được các đầu bếp săn lùng để chế biến các món ăn trong nhà hàng. Một kg hạt muối rừng được bán trên thị trường khoảng 100.000 đồng. Ba loại gia vị Tây Bắc cực đắt đỏ, có tiền chưa chắc mua đượcTrước kia, các loại gia vị này chỉ vài nghìn đến vài chục nghìn đồng, nhưng giờ đây chúng có giá vô cùng đắt đỏ, có loại tới vài triệu đồng. |