当前位置:首页 > Cúp C1 > 【7m ti le】TP.HCM muốn vận dụng cơ chế đặc thù lập Quỹ phát triển giao thông vùng Đông Nam Bộ 正文

【7m ti le】TP.HCM muốn vận dụng cơ chế đặc thù lập Quỹ phát triển giao thông vùng Đông Nam Bộ

来源:88Point   作者:Cúp C2   时间:2025-01-24 21:57:58

Tìm cơ chế tài chính phát triển vùng

Đề xuất thành lập Quỹ phát triển giao thông vùng Đông Nam Bộ đã được đưa ra tại hội nghị trao đổi, hợp tác giữa TP.HCM và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, diễn ra vào sáng 7/7. Ông Trương Minh Huy Vũ, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM đánh giá, Đông Nam Bộ là khu vực kinh tếquan trọng của phía Nam cũng như cả nước, song khung quản lý, cơ chế hiện tại chưa khai thác được hết tiềm năng kinh tế của vùng.

Nhiều vấn đề được nhận diện như thiếu lên kết trong quy hoạch và định hướng phát triển của các địa phương; thiếu liên kết trong quản lý, điều hành của các địa phương, đồng thời không có cơ chế hiệu quả cho quản trị vùng; chưa đầu tưmạnh mẽ cũng như như có cơ chế quản lý cho các dự ánhạ tầng trọng điểm liên kết vùng Đông Nam Bộ...

Các địa phương cho rằng việc thành lập Quỹ phát triển giao thông vùng sẽ giúp vùng sớm đầu tư hạ tầng khi kinh phí từ Trung ương phân bổ về không kịp với mức độ phát triển của vùng. Ảnh: Trọng Tín

"Nhiều nghiên cứu đã nhận diện một số giải pháp cho phát triển vùng Đông Nam Bộ, trong đó có việc thiết kế một định chế, cơ chế tài chínhcho phát triển vùng", ông Vũ báo cáo tại Hội nghị.

Mô hình quỹ được đưa ra như một công cụ, phương án để tổ chức và duy trì nguồn tài chính cho liên kết vùng. Các dự thảo hiện tại về thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ và những dự kiến về cơ chế, chính sách cho vùng cũng đang đặt ra những câu hỏi về cơ chế tài chính đảm bảo nguồn lực thực hiện.

“Việc thành lập Quỹ là hết sức cần thiết”, ông Vũ nói và cho rằng Quỹ được hình thành từ vốn ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách Trung ương và các địa phương), nguồn xã hội hóa và các nguồn khác.

Quỹ này có nhiệm vụ đầu tư, đảm bảo nguồn vốn cho các dự án trọng điểm mang tính liên kết vùng; tài trợ cho các hoạt động quản lý, quản trị, nghiên cứu và nâng cao năng lực quản lý. Việc có được một quỹ đầu tư hạ tầng chung cho toàn vùng với cơ chế mở sẽ thúc đẩy quá trình phát triển và liên kết các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là đối với vấn đề hạ tầng, giao thông, một yếu tố đang kìm hãm sự phát triển và khai thác hết tiềm năng của Vùng.

Hai phương án thành lập Quỹ phát triển giao thông vùng

Về phương án thành lập Quỹ, ông Vũ cho rằng, có 2 phương án được đề xuất có thể áp dụng để thành lập quỹ. Đầu tiên là Quỹ do UBND TP.HCM thành lập và huy động vốn ngân sách nhà nước. Phương án thứ hai là Thủ tướng Chính phủ thành lập, trực thuộc hoặc gắn kết với Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ đang trong quá trình thành lập.

Đối với phương án Quỹ do UBND TP.HCM thành lập, ông Vũ cho rằng hiện tại chưa có đủ cơ sở pháp lý để Thành phố thành lập Quỹ phát triển hạ tầng giao thông vùng. Khuôn khổ quy định không cho phép địa phương huy động, phân bổ và chia sẻ nguồn lực để thực hiện các hoạt động có tính chất vùng.

“Trong trường hợp có một văn bản cấp cao cho phép làm thí điểm thì vẫn còn hàng loạt vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quỹ được quy định trong các luật và những văn bản liên quan”, ông Vũ nói và nhấn mạnh, hệ thống thể chế Việt Nam được thiết kế với tư duy quản lý theo địa giới hành chính (các địa phương) với tầm nhìn của từng ngành, rất hạn chế những thiết kế theo vùng nên sẽ có phát sinh hàng loạt vấn đề về thẩm quyền, về quy trình đầu tư... TP.HCM trong vai trò chủ thể thành lập Quỹ phải đưa ra cơ sở để đề xuất điều chỉnh, xử lý.

Đối với phương án Thủ tướng Chính phủ thành lập Quỹ, ông Vũ cho rằng phương án này phù hợp trong bối cảnh dự kiến sẽ có một Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách cho vùng Đông Nam Bộ. Phương án này cũng phù hợp khi cần có điểm hội tụ cho một số chính sách thí điểm cho phép các địa phương được sử dụng ngân sách để thực hiện các dự án, công trình giao thông có tính chất vùng, liên vùng đã được dự thảo hoặc đang đề xuất.

“Quỹ được Thủ tướng Chính phủ thành lập và trực thuộc gắn kết với Hội đồng điều phối Vùng Đông Nam Bộ sẽ có thẩm quyền đủ mạnh để huy động nguồn lực, đảm bảo được tính liên kết, phối hợp giữa các địa phương và các bên liên quan. Nếu được thiết kế phù hợp, Quỹ trở thành cơ sở và công cụ hiệu quả để phát huy vai trò của Hội đồng điều phối Vùng”, ông Vũ nói thêm.

Tại hội nghị, hầu hết lãnh đạo các địa phương muốn chọn phương án đề xuất Thủ tướng Chính phủ thành lập Quỹ. Bởi việc thành lập Quỹ sẽ có sự chủ động phổi hợp, hỗ trợ của Thành phố với các cơ quan Trung ương.

Vận dụng cơ chế đặc thù cho TP.HCM

Nghị quyết có nội dung “HĐND Thành phố quyết định sử dụng ngân sách Thành phố để thực hiện dự án, công trình giao thông đường bộ có tính chất vùng, liên vùng nằm trên ranh giới, địa giới hành chính giữa Thành phố và địa phương khác, các dự án quốc lộ, cao tốc đi qua địa bàn Thành phố; hỗ trợ các địa phương khác trong nước, hỗ trợ một số địa phương tại môt số nước khác trong trường hợp cần thiết”, để thực hiện các công trình mang tính chất liên vùng.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết sẽ chịu trách nhiệm liên hệ với Bộ Tài chính để xin ý kiến, riêng với Viện nghiên cứu phát triển Thành phố cần phối với Sở Tài chính các địa phương để hoàn thiện đề án và tại kỳ họp tới trình lại để thống nhất. Việc này cần hoàn thiện trong tháng 7.

"Trong quá trình nghiên cứu, có thể vận dụng cơ chế trong nghị quyết 98 của Quốc hội dành cho TP.HCM", ông Mãi nói.

Ngoài ra, Chủ tịch Mãi nhấn mạnh, Giám đốc Sở giao thông các tỉnh cần thống nhất đề xuất làm dự án giao thông liên vùng nào, quy mô và nguồn vốn bao nhiêu, bởi nếu thành lập quỹ rồi lại chưa biết chi vào dự án gì.

标签:

责任编辑:Cúp C2