【soi kèo trận úc】Căn phòng không bao giờ tắt điện ở Bệnh viện dã chiến điều trị Covid

时间:2025-01-10 10:45:42 来源:88Point

Biến khó khăn thành hành động

Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 4,ănphòngkhôngbaogiờtắtđiệnởBệnhviệndãchiếnđiềutrịsoi kèo trận úc quy mô 3.000 – 5.000 giường được chuyển đổi từ khu tái định cư thuộc phường Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Bệnh viện bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 7/7, do đội ngũ y bác sĩ của BV Nhi đồng Thành phố quản trị.

Theo BS.CKI Nguyễn Cát Phương Vũ, Khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện được thành lập ở khu dân cư tái định cư, các tòa nhà bỏ không lâu năm nên mọi thứ luôn thiếu trước, hụt sau như nguồn điện chập chờn, nguồn nước không đủ mạnh, phòng ở lộn xộn, đồ dùng chưa đủ… Chưa kể, các phòng bụi bám, rong rêu mọc đầy.

Vì vậy, khi tiếp nhận, bệnh viện phải được cải tạo lại. Nhờ sự kiên trì, ý tưởng sáng của các y bác sĩ, nhân viên hành chính, kỹ thuật viên, lực lượng làm công tác hậu cần, mọi khó khăn ở khu thu dung điều trị nhanh chóng được khắc phục. 

{ keywords}
Khi tái dịnh cư phường Vĩnh Lộc B được bỏ không trước đây.

Các phòng bệnh nhân được bố trí bằng vách ngăn, theo nguyên tắc một chiều, tách biệt, phòng chống lây nhiễm chéo. Trong các buồng bệnh cấp cứu đều lắp đặt oxy bình cao và phương tiện hồi sức để cấp cứu các F0 nhanh chuyển nặng kịp thời.

Hệ thống loa phát thanh đến các buồng bệnh đang được lắp đặt phục vụ công tác tuyên truyền các quy định, nội quy tới bệnh nhân và theo dõi các tình huống khẩn cấp.

Từ ngày 7/7, bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp mắc Covid-19 từ các quận, huyện ở TP.HCM chuyển đến.

Bác sĩ Vũ cho biết, chỉ trong ba ngày hoạt động, bệnh viện đã tiếp nhận 1.600 F0. “Những ngày đầu, các F0 được chuyển đến dồn dập và liên hồi. Xe cứu thương đậu thành hàng, thành dãy dài. Tiếng còi xe, tiếng loa điều động hỗn tạp nhưng khẩn trương và ai cũng cố gắng tuân thủ.

Đau đầu nhất là sắp xếp, quản lý chỗ ở, sinh hoạt an toàn, chu đáo… cho các bệnh nhân. Chắc chắn không thể tiện nghi nhất, nhưng chúng tôi cố gắng an ủi, động viên tinh thần người bệnh”, bác sĩ Vũ chia sẻ.

Bước tiếp theo bệnh viện cần hoàn thiện là văn phòng làm việc của khối hành chính, kỹ thuật viên. Nơi đây có nhiệm vụ tiếp nhận, điều phối, quản lý hành chính, báo cáo số liệu, họp hành hằng ngày và cả tiếp nhận đồ tiếp tế cho các F0. Sau những đắn đo, bệnh viện chọn một trường mầm non bệnh cạnh bệnh viện làm văn phòng.

{ keywords}
Bệnh viện đã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 4.

Đồ dùng ở trường mầm non từ bàn ghế, đồ dùng sinh hoạt thuộc dạng mini size. Vừa xuống đến nơi làm việc mới, các nhân viên y tế của bệnh viện đã nhanh chóng xếp gọn các đồ dùng của các em học sinh lại. Sau đó, họ lần lượt vận chuyển, bàn ghế, máy tính, dụng cụ làm việc, tủ đựng đồ dùng, trang thiết bị y tế... xuống.

Từ một trường mầm non, các nhân viên y tế, bác sĩ thiết kế thành một văn phòng dã chiến hoàn chỉnh. Lần lượt hu điều hành, hành chính; Khu tiếp đón và phân loại người bệnh; Khu chẩn đoán hình ảnh; Khu xét nghiệm; Khu hồi sức cấp cứu; Khu chăm sóc, điều trị người bệnh ở mức độ nhẹ, trung bình; Khu cách ly chờ ra viện; Khu dược, cấp phát thuốc, vật tư, hóa chất; Khu đồ vải và dụng cụ y tế; Khu nhà ăn; Khu nghỉ ngơi cho người phục vụ; Khu lưu giữ, bảo quản tử thi; Khu kiểm soát nhiễm khuẩn; Bảo vệ, biển hiệu.. ra đời.

Trang thiết bị, thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, sinh phẩm của Bệnh viện dã chiến số 4 được trưng dụng, huy động và thực hiện mua sắm theo BV Nhi đồng Thành Phố, theo chỉ đạo của Sở Y tế. Các khu vực nhà vệ sinh, nhà tắm, khu vực bếp ăn được bố trí gọn gàng, thuận tiện, đảm bảo tốt nhất các nguyên tắc tránh lây nhiễm.

Kiên trì gọi điện để chuyển F0 nặng

Bác sĩ Vũ cho biết, sau 20 ngày đi vào hoạt động chính thức, BV dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 4 đã tiếp nhận hơn 5.000 F0, trong đó có hàng trăm bệnh nhân được xuất viện. Để có số liệu cập nhật báo cáo và một tờ giấy xuất viện kịp thời cho bệnh nhân, là nỗ lực và áp lực liên tục từ các bạn thư ký phòng ban. Các bệnh nhân điều trị tại đây có quê quán từ đa số quận Bình Tân, Bình Chánh và chủ yếu là công nhân đến từ các khu công nghiệp tại huyện.

TS.BS Hồ Tấn Thanh Bình, Phó giám đốc bệnh viện cho biết, khó khăn của bệnh viện khi mới đi vào hoạt động là việc phân luồng các bệnh nhân có xét nghiệm nCoV âm tính và dương tính. Kế đến là việc phân luồng nhà tắm, nhà vệ sinh cho bệnh nhân âm tính và dương tính.

{ keywords}
Các nhân viên phòng hành chính, kỹ thuật viện... được chuyển đến BV dã chiến làm việc. 

Một bộ phận bệnh nhân chưa có ý thức thực hiện nghiêm các nội quy trong bệnh viện. Đặc biệt là giải quyết một số chế độ cho bệnh nhi dưới 16 tuổi do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Một số công tác liên quan đến việc bàn giao bệnh nhân xuất viện. Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM (HCDC) lên kế hoạch cấp mã cho bệnh nhân, các thủ tục hành chính chưa giải quyết triệt để do F0 thiếu giấy tờ: CMND, căn cước công dân, giấy chuyển viện… Đồng thời cùng các phòng ban cũng đưa ra các phương án giải quyết, tháo gỡ khó khăn, cụ thể, qua các buổi họp Zoom online hàng ngày cùng ban lãnh đạo bệnh viện.

{ keywords}
Ban đầu, các y bác sĩ phải sử dụng bàn học của học sinh mầm non để làm việc.

Bác sĩ Vũ cho biết, số lượng bệnh nhân đông, trong khi nhân viên phục vụ mỏng, vì vậy, không chỉ các y bác sĩ, lực lượng làm hậu cần mà nhân viên y tế làm việc hành chính lúc nào cũng phun việc. "Thỉnh thoảng, trong những lúc áp lực và căng thẳng nhất, chúng tôi vẫn vô tình bắt gặp các vị lãnh đạo đứng riêng một góc hành lang để hàn thuyên tâm sự, bác sĩ Hồ Tấn Thanh Bình, bác sĩ Nguyễn Trần Nam chia sẻ cùng nhau những bất cập và băn khoăn trong cuộc chiến. Cả hai có lúc cười to sảng khoái, có lúc lại trầm ngâm, ánh nhìn xa xăm chất chứa bao nỗi niềm trăn trở", bác sĩ Vũ chia sẻ.

{ keywords}
Căn phòng không bao giờ tắt điện ở BV dã chiến TP.HCM

Cầm trong tay danh sách tiếp nhận hàng chục F0 sắp chuyển đến, các chuyên viên phòng kế hoạch tổng hợp và các bác sĩ luôn sẵn sàng chủ động sắp xếp chỗ nghỉ bệnh nhân.

Sau giờ trưa, ê-kíp nhận thông tin một F0 là thai phụ đang mang thai ở thuần thai 35 trở nặng, thở oxy mask quá nặng nhọc cần chuyển lên tuyến trên gấp. Do tình hình dịch bệnh đang căng thẳng, hàng loạt bệnh viện có trong danh sách không thể nhận thêm bệnh vì chưa kịp sắp xếp. Dù vậy, cả đội thay nhau kiên trì bấm từng số điện thoại. Chiếc điện thoại vừa sạc trước đó của nhân viên y tế liên tục báo pin yếu.

May mắn, Bệnh viện điều trị Covid-19 Trưng Vương đồng ý nhận tiếp nhận thai phụ. Vị bác sĩ nhanh chóng viết giấy chuyển bệnh, rồi cùng nhau huy động bác sĩ, điều dưỡng sắp xếp xe và các vật dụng cần thiết để đưa bệnh nhân đi. Với các bác sĩ, tìm được chỗ tiếp nhận bệnh nhân trở nặng, giúp họ đến được nơi điều trị tốt hơn là niềm vui không thể tả bằng lời.

Tú Anh

Bệnh nhân người Anh khỏi Covid-19 ở TP.HCM: Tôi trở về từ cõi chết

Bệnh nhân người Anh khỏi Covid-19 ở TP.HCM: Tôi trở về từ cõi chết

Sau hai ngày nhiễm virus SARS-CoV-2, ông Piers Birtwistle rơi vào tình trạng nguy kịch, phải chuyển đến Bệnh viện Hồi sức Covid-19 điều trị. 

推荐内容