当前位置:首页 > La liga > 【bong dá 24】Người dân Phú Gia sống thấp thỏm ở vùng “báo động đỏ” sạt trượt

【bong dá 24】Người dân Phú Gia sống thấp thỏm ở vùng “báo động đỏ” sạt trượt

2025-01-26 02:50:47 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:88Point

VHO - Suốt hơn 10 năm qua,ườidânPhúGiasốngthấpthỏmởvùngbáođộngđỏsạttrượbong dá 24 hàng chục hộ dân ở khu vực chân đèo Phú Gia (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) sống trong thấp thỏm vì lo sợ sạt lở núi. Mỗi mùa mưa, nỗi lo ấy càng nhân lên gấp bội, và trông ngóng từng ngày để được di dời đến nơi ở mới.

Người dân Phú Gia sống thấp thỏm ở vùng “báo động đỏ” sạt trượt - ảnh 1
Nhiều hộ dân sống gần vết nứt (khoanh tròn) ở núi Phú Gia suốt nhiều năm qua, đối diện với nguy cơ sạt trượt đồi núi

 Cứ mỗi khi nghe dự báo sắp có đợt mưa lớn, người dân ở thôn Phú Gia lại nơm nớp lo sợ. Chỉ cần mưa to một thời gian ngắn bà con đã tất tả di chuyển đến các khu dân cư khác an toàn để tránh trú vì không biết khi nào sẽ xảy ra sạt lở núi. Nhiều năm qua, khu vực dân cư ở chân núi Phú Gia là vùng “báo động đỏ” về sạt trượt, lở đất đá vùng đồi núi.

Gia đình ông Ngô Ngọc Tuấn, sống ở gần chân núi Phú Gia suốt mấy chục năm qua, đã từng chứng kiến những lần sạt trượt đất gây hư hại nhà cửa, vườn tược, tài sản của cư dân. Lo sợ nhất là những lúc ban đêm, không biết mà tránh, mà chạy.

Dù biết nguy hiểm nhưng gia đình ông Tuấn không có điều kiện để di chuyển đến nơi khác sinh sống và đang mong chờ có dự án di dời dân cư ở khu vực này đến nơi ở mới an toàn hơn. Tháng 9 vừa qua, ảnh hưởng của đợt mưa lớn cũng đã làm một khối lượng đất đá từ đồi núi Phú Gia sạt trượt xuống. Rất may, trước đó, lực lượng chức năng ở địa phương đã hỗ trợ người dân trong khu vực di chuyển đến nơi an toàn.

Người dân Phú Gia sống thấp thỏm ở vùng “báo động đỏ” sạt trượt - ảnh 2
Lực lượng chức năng ở địa phương kiểm tra khu vực sạt trượt đất ở núi Phú Gia sau đợt mưa lớn vào tháng 9.2024

Theo ông Phan Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Lộc Tiến, năm 2008 khu vực núi Phú Gia xuất hiện vết gãy nứt lộ rõ với chiều dài khoảng 200m, nguy cơ sạt lở núi luôn tiềm ẩn và cũng đã có tình trạng đất đá sạt trượt xuống khu vực chân núi khi mưa lớn gây hư hại vườn cây, nhà dân, ảnh hưởng giao thông đi lại… Cứ mỗi khi có mưa lớn hoặc dự báo mưa lớn, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng luôn theo dõi, tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân sinh sống ở khu vực núi Phú Gia.

Nhiều năm qua, người dân nơi đây cũng liên tục kiến nghị, có ý kiến tại các cuộc tiếp xúc cử tri với mong muốn sớm được di dời đến nơi ở mới an toàn để yên tâm lao động, sản xuất nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai.

Ông Nguyễn Công Bình, Phó trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế - công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, thông tin: Trước đó, địa phương đã có chủ trương xử lý di dời khẩn cấp các hộ dân vùng nguy cơ sạt lở ở núi Phú Gia với kinh phí từ nguồn phòng chống thiên tai.

Tuy nhiên, khi thực hiện gặp khó khăn vì nguồn này sẽ không đảm bảo cho công tác hỗ trợ di dời, tái định cư cho người dân nơi đây. Khi Ban Quản lý Khu kinh tế - công nghiệp tỉnh được giao nhiệm vụ cùng với huyện Phú Lộc, đơn vị đã mời các chuyên gia về địa chất đến khảo sát, nghiên cứu, đánh giá, nhận diện nguy cơ sạt lở ở khu vực núi Phú Gia. Trên cơ sở đánh giá này để lập dự án di dời dân cư ở khu vực nguy cơ.

“Ban đầu, theo báo cáo của địa phương là 14 hộ dân nằm trong vùng nguy cơ bị ảnh hưởng, nhưng sau đợt nghiên cứu, đánh giá của các chuyên gia thì vùng nguy cơ lên đến 32 hộ dân. Hiện chúng tôi đã tính toán, để đáp ứng việc giải phóng mặt bằng, di dời hỗ trợ dân cư đến nơi tái định cư, yên tâm sản xuất thì kinh phí khoảng 65 tỉ đồng”, ông Bình cho biết.

Được biết, Ban Quản lý Khu kinh tế - công nghiệp tỉnh đã lập dự án trình UBND tỉnh và đang đốc thúc, khẩn trương triển khai. 32 hộ dân trong diện di dời sẽ được chuyển đến khu tái định cư thuộc Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (huyện Phú Lộc).

Theo ông Trần Văn Minh Quân, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc, đầu tháng 10.2024, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có văn bản thống nhất về chủ trương đầu tư dự án thực hiện di dời dân cư ở chân núi Phú Gia. Chính quyền địa phương và người dân nơi đây rất mong dự án sớm được triển khai, nhưng nếu thực hiện theo chương trình di dời khẩn cấp của thiên tai thì nguồn kinh phí hạn chế, bà con trong diện bị ảnh hưởng gặp khó khăn.

“Hơn 10 năm qua, cứ mỗi khi có mưa lớn và thông tin cảnh báo của cơ quan chức năng là chúng tôi khẩn trương chỉ đạo các lực lượng khởi động để di dời dân cư ở khu vực nguy cơ dưới núi Phú Gia ra khỏi nhà. Đảm bảo các hộ dân phải đến tránh trú ở những nơi an toàn, sau khi thời tiết ổn định mới cho trở về lại nhà. Trước khi dự án được thực hiện, thì địa phương cũng chỉ còn cách này để đảm bảo được an toàn cho bà con”, ông Quân nói. 

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读