【tỷ số bóng đá trung quốc】Thần tượng và viễn cảnh một thế giới buồn

[Cúp C1] 时间:2025-01-09 23:50:53 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:83次

VHO- Hai đêm diễn 29 và 30.7 vừa qua tại Hà Nội của ban nhạc trẻ Hàn Quốc Blackpink,ầntượngvàviễncảnhmộtthếgiớibuồtỷ số bóng đá trung quốc với sự khởi động truyền thông từ trước đó vài tháng, đã khiến dư luận xã hội Việt Nam trở nên vô cùng sôi động. Người ta tranh cãi nhau về nhiều chuyện, trong đó có chuyện về chứng “cuồng” thần tượng trong một bộ phận giới trẻ. Đó là điều bình thường hay một sự lệch lạc? Và rốt cuộc, thần tượng (idol) là gì? Cần phải nhìn nhận như thế nào về thần tượng trong xã hội đương đại?

Thần tượng và viễn cảnh một thế giới buồn - Anh 1

Sự cuồng nhiệt của fan Việt trước các “idol” xứ Kim chi

 Thần tượng không phải là “thần”

Thần tượng hiển nhiên khác với “thần”. Để được gọi là thần, ắt phải là những thực thể siêu nhiên, mang những phẩm chất vượt ngưỡng, có quyền năng ban phúc hay giáng họa, được con người ứng xử với thái độ tôn kính nhưng thận trọng, thậm chí sợ hãi không dám lại gần (kính quỷ thần nhi viễn chi). Thần có một đặc điểm gần như thuộc về bản chất: Sự bất tử. Nhưng thần tượng thì hữu sinh hữu tử, thậm chí có thể “tử” khi cuộc làm người trên cõi thế còn chưa chấm dứt. Nhưng họ khác số còn lại ở chỗ: Bằng năng khiếu thiên phú, bằng bản lĩnh và ý chí hơn người, và bằng cả cơ may, rốt cuộc cũng đạt được những thành tựu đáng kể nào đó trong cuộc đời, tạo ra sức ảnh hưởng đến những người khác, gây nên ở họ lòng hâm mộ và ý muốn noi theo.

Hâm mộ và muốn noi theo, đây chính là hai yếu tố quan trọng bậc nhất, xét ở phía khách thể, để một thần tượng được đích thực là thần tượng. Có hâm mộ thì người ta mới khao khát, mới tìm cách hoặc tận dụng mọi cơ hội để được lại gần thần tượng của mình - chứ không “kiến nhi viễn chi” như với thần - tựa những hạt mầm cần tới hơi ấm của mặt trời để có thể nứt vỏ mà vươn lên khỏi mặt đất vậy. Đã hâm mộ thì ắt muốn noi theo, im lặng ngấm ngầm hoặc lớn tiếng tri hô, người ta coi thần tượng là một hình mẫu lý tưởng và huy động mọi khả năng, mọi điều kiện của mình vào một nỗ lực vươn tới thần tượng, nhằm đồng nhất hóa với thần tượng. Tuyên bố của Victor Hugo thuở còn là một cậu bé đang tập tọe viết những câu thơ “Alecxandrin 12 chân”: Là Chateubriand hoặc không là gì cả, có lẽ đủ là một ví dụ hùng hồn cho cái sự noi theo thần tượng rất đỗi nhiêu khê này. Nếu chưa đủ, ta sẽ thêm vào một đoạn độc thoại: Người chúa tể thực sự, người được phép làm tất cả mọi việc, bắn phá Toulon, tổ chức một vụ thảm sát ở Paris, bỏ quên đạo quân của mình ở Ai Cập, tiêu phí một nửa triệu người trong chiến dịch Moskva và đánh trống lảng bằng một trò chơi chữ ở Vilna/ Con người đó, đến khi chết, người ta dựng tượng cho nó/ Vậy nghĩa là với nó, mọi việc đều được phép làm. Ấy là độc thoại của nhân vật chàng sinh viên Raskolnicov trong tiểu thuyết Tội ác và hình phạt của Dostoyevsky, chàng tự biện minh cho hành động sát nhân của mình bằng sự quy chiếu về thần tượng: Hoàng đế Pháp Napoleon, “người chúa tể thực sự”, người đã truyền cho Raskolnicov ý nghĩ rằng trên đời có những con người được phép làm tất cả mọi việc.

Dù là con người của một lịch sử có thật, hay chỉ là con người trong/trên những trang tiểu thuyết, giữa văn hào Victor Hugo và chàng sinh viên Raskolnicov vẫn có một điểm chung, xác định: Họ thuộc về thế kỷ XIX. Cái thế kỷ hiển nhiên là chưa hề có điện ảnh và truyền hình, và ngành quảng cáo cũng như công nghệ PR đại khái mới chỉ ở trình độ một đứa bé đang chập chững tập bò. Điều đó có nghĩa rằng, khi Victor Hugo coi Chateaubriand hay Raskolnicov coi Napoleon là thần tượng của mình, thì đấy là một thứ tình cảm gần như nguyên sơ, một thứ tình cảm rất may mắn, vì không (hoặc ít) phải lóa mắt trước những long lanh lấp lánh mà ai đó có thể gắn vào đối tượng được họ thần tượng.

Mọi chuyện đã trở nên khác hẳn kể từ thế kỷ XX. Thế giới bước vào thời mà văn hóa đại chúng lên ngôi, thời mà công nghiệp giải trí và công nghiệp quảng cáo mang lại lợi nhuận không thua kém các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ. Ở thời này, người ta cần thần tượng cho số đông và người ta có thừa khả năng để chế tác, để “nặn” ra những thần tượng kiểu ấy. Vì thế, dễ hiểu tại sao kể từ thế kỷ XX, nói tới thần tượng thì ắt là ta phải nói tới những minh tinh màn bạc nào đó, những ngôi sao ca nhạc và thể thao nào đó… tức những “người của công chúng”. Họ trở thành thần tượng của số đông nhờ vào một ít phẩm chất trội bật, và nhờ rất nhiều vào sự vận hành hết tốc lực của cả một guồng máy (màn ảnh lớn, màn ảnh nhỏ, poster giăng khắp nơi, các bài báo xủng xoẻng lời ca tụng, các tạp chí màu mè sặc sỡ đủ loại…). Hiệu quả, đối với những nhà “nặn” thần tượng mà xét, là quá rõ: Thần tượng là một trong những đảm bảo bằng vàng cho việc tiêu thụ những sản phẩm hàng hóa của họ, vì đằng sau thần tượng, không gì khác, là trùng trùng khách hàng - người hâm mộ. Những cuộc thi tìm kiếm “idol” được đẻ ra như cỏ mọc sau mưa trên sóng truyền hình nhiều quốc gia hiện nay, ắt không nằm ngoài mục đích kinh doanh ấy.

Mỹ học của loài kỳ nhông

Nhưng hậu quả đối với những người hâm mộ thần tượng, thường là người trẻ tuổi, cũng rõ không kém và còn đáng nói hơn. Ở thời này ta được chứng kiến một hiện tượng kỳ lạ: Chứng “cuồng” thần tượng. Thần tượng choán đầy cuộc sống của những người trẻ. Nhất cử nhất động của thần tượng đều được họ quan tâm, theo dõi. Mọi hình ảnh của thần tượng đều được họ thu thập. Những thói quen trong cách ăn mặc, đi đứng, nói năng của thần tượng đều được họ bắt chước, làm theo. Gặp thần tượng, họ không bằng lòng với việc hân hoan một cách lịch thiệp, mà phải điên lên rồ lên mới hả. Đã có không ít thần tượng phải hớt hải chạy tháo thân khỏi vòng người hâm mộ với đầu tóc rối bời, áo quần rách bươm, giày dép mỗi chiếc mỗi nơi... Ấy là bởi thần tượng được/bị người hâm mộ coi như một vật thiêng, ai cũng muốn sờ mó, cấu véo để thủ đắc một ít cái thiêng đó trong mình.

Kinh hoàng đến mức thượng thừa thì có chuyện mấy cô cậu người Việt nhà ta đã khóc nức nở, rồi ngất lên ngất xuống, rồi thành kính hôn lên chiếc ghế mà thần tượng của họ, tức mấy ngôi sao ca nhạc Hàn Quốc vừa ngồi… Những biểu hiện ấy hẳn là đã cho thấy một sự lệch lạc nào đó trong nhận thức: Người ta không quan tâm đến cái Tôi và sự bảo toàn cái Tôi của mình, người ta tự biến mình thành mùn cưa và mạt sắt, thành con thiêu thân để bám dính vào thứ ánh sáng không phải bao giờ cũng “chắc thiệt” và lành mạnh kia. (Về chuyện này, ai đó mát tính có thể tặc lưỡi rằng trẻ người non dạ, qua cái “đốt quấy” này rồi ra mọi việc sẽ khác. Nhưng ai đó vốn cẩn trọng thì hẳn không phải không có lý khi nghĩ tới một câu răn dạy truyền đời: Bé không uốn, cả gãy cành).

Đổi lại, thần tượng ở thời này - đặc biệt là những ai ý thức rất đậm vị thế thần tượng của mình - cũng sẵn lòng “bơm” thêm cảm hứng cho người hâm mộ trẻ tuổi bằng cách liên tục tạo ra những kiểu mẫu hình ảnh mới, từ hành động tới phát ngôn, đầy tinh thần đặc dị. Khác biệt, luôn luôn khác biệt, thậm chí vì khác biệt mà thành dị hợm cũng chẳng sao, điều cốt yếu là cần phải khẳng định sự hiện diện thường trực của mình. Có thể nói, “mỹ học của loài kỳ nhông” thực sự là một phần bản chất của mối quan hệ thần tượng - người hâm mộ trong nền văn hóa này. Người ta quên mất, hoặc không biết rằng thần tượng đích thực thì không thích kỳ nhông. Họ mê đắm sự vĩnh cửu, điều có thể tạo ra được bằng một sự vắng mặt bí hiểm - cách mà minh tinh huyền thoại Greta Garbo đã chọn khi đột ngột rút vào bóng tối, mặc kệ cái tuổi ngoài 30 nồng nàn quyến rũ, mặc kệ sự nghiệp điện ảnh còn nhiều huy hoàng đang chờ đợi, mặc kệ hàng triệu triệu khán giả dài cổ ngóng trông. Rút là rút…

Tuy vậy, không thể khác được, thần tượng vẫn cứ tồn tại như một tất yếu của đời sống, dù là thần tượng của số ít hay thần tượng của số đông. Và chúng ta cũng vẫn cứ cần đến sự tồn tại của thần tượng, vì nhiều lẽ. Có thần tượng để nhóm này phóng chiếu niềm đam mê và những ước mơ của mình; có thần tượng để nhóm kia có dịp quan sát những khôn ngoan sáng láng và cả những tăm tối rồ dại trong tâm tính người đời; lại có thần tượng để nhóm khác phát hiện sức cản và những hạn chế của nhận thức xã hội được phản ánh trong thần tượng, và rồi tiến tới hành động: Buổi hoàng hôn của những thần tượng hay làm cách nào để triết lý với cây búa? (Nietzsche).

Nhưng, thật khó mà tưởng tượng được một thế giới không còn thần tượng. Nếu có, hẳn thế giới ấy sẽ rất buồn?! 

Kinh hoàng đến mức thượng thừa thì có chuyện mấy cô cậu người Việt nhà ta đã khóc nức nở, rồi ngất lên ngất xuống, rồi thành kính hôn lên chiếc ghế mà thần tượng của họ, tức mấy ngôi sao ca nhạc Hàn Quốc vừa ngồi… Những biểu hiện ấy hẳn là đã cho thấy một sự lệch lạc nào đó trong nhận thức: Người ta không mấy quan tâm đến cái Tôi và sự bảo toàn cái Tôi của mình, người ta tự biến mình thành mùn cưa và mạt sắt, thành con thiêu thân để bám dính vào thứ ánh sáng không phải bao giờ cũng “chắc thiệt” và lành mạnh kia. (Về chuyện này, ai đó mát tính có thể tặc lưỡi rằng trẻ người non dạ, qua cái “đốt quấy” này rồi ra mọi việc sẽ khác. Nhưng ai đó vốn cẩn trọng thì hẳn không phải không có lý khi nghĩ tới một câu răn dạy truyền đời: Bé không uốn, cả gãy cành).

 

HOÀI NAM

 

(责任编辑:World Cup)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接