发布时间:2025-01-25 18:14:00 来源:88Point 作者:Cúp C2
Ông Trần Văn Phương ở khóm Tân Mỹ, phường Tân Quy Đông, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp là một trong những người khá thành công với mô hình hoa kiểng Tết. Không những sản xuất các giống hoa truyền thống bán Tết, mấy năm nay ông còn trồng thử nghiệm hoa lily - loài hoa vốn chỉ hợp với khí hậu lạnh. Qua 4 năm gieo ươm, ông đã thành công với mô hình trồng lily trong chậu ở xứ nóng miền Tây.
Tết năm ngoái, dù là mùa đầu tiên trồng, nhưng ông đã có doanh thu gần 400 triệu đồng. Tết Ất Mùi này, vườn lily ông Phương xuống giống 25.000 củ (8.300 chậu) đang phát triển rất tốt, hứa hẹn mùa thứ hai thắng lớn.
So với các loại hoa truyền thống ở miền Tây thì lily là loại hoa cao cấp, vốn đầu tư lớn, nên trước khi chọn mô hình này, ông Phương cho biết, đã bỏ thời gian nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nhà vườn. Trong đó, khâu chọn giống khiến ông trăn trở nhiều nhất. Sau nhiều thử nghiệm, cuối cùng ông quyết định không nhập giống ngoại mà lấy giống từ một công ty giống hoa ở Đà Lạt, để thuận lợi hơn trong việc "thuần hóa" giống hoa sang này khi về miền Tây.
Cũng theo ông Phương, Đà Lạt hiện có trên 15 giống lily, ông đã trồng được 7 giống, với đủ loại, từ có hương thơm đến không hương gồm hồng, đỏ, vàng, cam… nhưng phổ biến nhất là hồng Sorbonne và đỏ Sorbonne, trồng từ 60 đến 90 ngày sẽ ra hoa, hoa nở thành chùm 7-10 ngày mới tàn.
Ông cũng chỉ trồng lily để cung ứng cho mùa Tết, với giá bán năm ngoái từ 90.000 đến 120.000 đồng/chậu. Theo ước tính, nếu thời tiết thuận lợi, Tết này ông sẽ giao cho thương lái 8.000 chậu lily, thu về khoảng 800 triệu đồng. Điều khiến lily của ông Phương được chuộng là do ngày Tết, hầu hết hoa lily bán tại miền Tây thường là loại cắt cành. Lily của ông được trồng chậu, lại trồng tại chỗ nên thời gian hoa nở dài ngày. Chính vì vậy mà dù giá cao hơn, nhưng hoa của ông vẫn hút khách.
Thực tế qua 2 năm thử nghiệm, ông Phương cho rằng, lily dù là hoa của vùng lạnh nhưng về xứ nóng cũng phát triển rất tốt. Tuy nhiên, người trồng cần nắm vững kỹ thuật, từ khâu xử lý giống, chọn chất trồng (giá thể) cho đến khâu tưới tiêu, làm mái che, sử dụng phân thuốc, đặc biệt là biết kết hợp ánh sáng và nhiệt độ, để tạo điều kiện cho cây phát triển và ra hoa.
Theo kinh nghiệm của ông, nếu ở Đà Lạt, phần lớn lily được trồng trong nhà kính, với giá thể thường là xơ dừa tự chế biến, thì ở Sa Đéc, ông Phương cũng dùng xơ dừa để trồng, nhưng trộn thêm đất và phân hữu cơ, sao cho thật tơi xốp và dễ thoát nước. Để cây khỏi bệnh, trước khi trồng ông tiến hành xử lý nấm bệnh trên tất cả các chất trồng và củ giống. Ông phải dùng lưới che để điều hòa nhiệt độ, nhưng phải bảo đảm đủ ánh sáng lúc cây bắt đầu ra hoa.
Ông Phương chia sẻ thêm, so với các loài hoa truyền thống tại miền Tây, người trồng lily thu lời cao hơn, nhưng vốn đầu tư cũng rất nặng, kỹ thuật cao. Chỉ riêng giống, nếu muốn có 10.000 chậu phải cần đến 30.000 củ giống, với giá 10.000-15.000đồng/củ (tùy kích cỡ).
Bà Phan Thị Hoàng Oanh, chuyên viên phòng Kinh tế thành phố Sa Đéc cho biết; trồng lily vốn đòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng xử lý cho hoa nở đúng dịp Tết càng khó. Ông Trần Văn Phương chính là người đầu tiên mang lily về trồng thành công ở xứ hoa Sa Đéc, mở ra hướng sản xuất mới cho thu nhập cao tại địa phương. Trong tương lai, mô hình hình này sẽ được nhân rộng, và không chỉ cung ứng cho thị trường nội địa, lily xứ nóng sẽ hướng đến xuất khẩu.
Theo Zing
“Sàn vàng” sập, nhà đầu tư chết đứng相关文章
随便看看