【trực tiếp man city vs liverpool trên kênh nào】"Bà đỡ" cho người lao động

时间:2025-01-12 10:48:38 来源:88Point

Báo Cà Mau(CMO) Cà Mau có nguồn lao động dồi dào, chiếm gần 60% tổng dân số của tỉnh. Tuy nhiên, số lượng người bước vào độ tuổi lao động nhưng chưa tìm được việc làm, hay lao động đi làm việc ở nước ngoài hết hạn hợp đồng về nước ngày càng gia tăng, sức ép về việc làm và thu nhập khá lớn. Do vậy, Đề án Đưa người lao động tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2018-2020 ra đời được xem như hướng mở giải quyết thực trạng này. Song, đến nay hiệu quả đã được ghi nhận nhưng chưa như kỳ vọng.

"Đã 3 năm qua từ khi đề án được triển khai, bước đầu góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm cho người lao động, giúp họ có thu nhập ổn định, nâng cao tay nghề, tác phong công nghiệp. Đồng thời, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng bước phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà", Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Thân Đức Hưởng, Trưởng ban Đề án Đưa người lao động tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2018-2020 ghi nhận về hiệu quả của đề án.

Những kết quả bước đầu

Phó chủ tịch UBND tỉnh Thân Đức Hưởng, Trưởng ban Đề án trao bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc đóng góp hoạt động của đề án.

Sau những khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ ở năm đầu tiên, đến nay đề án đã lan rộng đến các cấp chính quyền, Nhân dân, lao động, học sinh, sinh viên, tạo sự đồng thuận hưởng ứng tích cực. Theo dữ liệu phần mềm của Cục Quản lý lao động ngoài nước ghi nhận, kết quả thực hiện đưa lao động tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài, giai đoạn 2018-2020 có 758/1.000 lao động xuất cảnh, đạt 75,8% kế hoạch. Trong đó, năm 2018 có 193/100 lao động; năm 2019 có 315/400 lao động; năm 2020 (tính đến ngày 15/11) có 139/500 lao động xuất cảnh.

Với 3 thị trường xuất khẩu lao động chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, số lao động trước khi xuất cảnh được các công ty đào tạo giáo dục định hướng và ngôn ngữ phổ thông từ 6-8 tháng. Khi qua bên đó người sử dụng lao động còn được đào tạo, trang bị thêm kiến thức cơ bản phục vụ tốt yêu cầu công việc cho các ngành nghề như xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, hộ lý, nail, chế biến thực phẩm.

Được biết, tiền lương và thu nhập sau khi trừ chi phí hàng tháng lao động tích luỹ gửi về gia đình khá cao. Đối với thị trường Nhật Bản khoảng 25-27 triệu đồng; Hàn Quốc khoảng 29-30 triệu đồng và Đài Loan khoảng 16-17 triệu đồng, cơ bản đáp ứng cuộc sống và chi trả các chi phí ban đầu.

Em Nguyễn Văn Lý, xã Phú Tân, huyện Phú Tân, được đưa đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, chia sẻ qua điện thoại: "Em đi theo đề án sang Nhật. Nơi em ở điều kiện sinh hoạt khá đầy đủ, cách công ty em làm việc khoảng 20 cây số. Hàng ngày công ty đưa đón bằng xe, trừ chi phí sinh hoạt, thu nhập bình quân của em khoảng 30 triệu đồng mỗi tháng. Trong đợt ảnh hưởng Covid-19 vừa rồi em cũng được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ 20 triệu đồng”.

Vẫn còn trở ngại

Với nhiều cơ chế gợi mở, Cà Mau chủ trương hỗ trợ người lao động được hưởng chính sách hỗ trợ, thanh toán chi phí, chứng từ thực tế trong thời gian học với mức tối đa 13,8 triệu đồng/người. Theo đó, đến nay Trung tâm Dịch vụ việc làm đã thực hiện thanh toán kinh phí hỗ trợ 109 người, với tổng số tiền hỗ trợ hơn 500 triệu đồng. Ngoài ra, có 101 người được hỗ trợ vay vốn xuất khẩu lao động với tổng số tiền giải ngân cho vay gần 10 tỷ đồng. Hiện đã có 16 lao động tất toán nợ vay với số tiền gần 1,5 tỷ đồng. Số lao động còn lại nợ vay trong hạn, khả năng thanh toán nợ đảm bảo.

Hiện nay, nhiều lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn được tổ chức để nâng cao chất lượng lao động địa phương.

Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau Từ Hoàng Ân cho biết: "Nhìn chung, đời sống và thu nhập của người lao động đang làm việc ở nước ngoài ổn định, mức thu nhập bình quân trên 30 triệu đồng/tháng. Đời sống, kinh tế gia đình của người lao động sau khi tham gia xuất khẩu lao động được cải thiện. Người lao động dần thích nghi với công việc, học tập kinh nghiệm từ các nước phát triển kinh tế cao, rèn luyện được tác phong công nghiệp, kỷ luật trong lao động, chưa phát hiện trường hợp lao động vi phạm hợp đồng”.

Tuy nhiên, gần 3 năm trôi qua, đề án gặp không ít khó khăn, trở ngại. Đề án vừa nhen nhóm những kết quả tích cực thì đầu năm 2020 bùng phát đại dịch Covid-19, gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế - xã hội và thị trường lao động, khiến các hoạt động thị trường lao động tạm ngừng hoạt động, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu theo kế hoạch. Theo Sở LĐ-TB&XH, một số lao động sau khi đã phỏng vấn đạt nhưng không thể xuất cảnh, dẫn đến tâm lý e ngại và tìm công việc khác để thay thế, một số lao động không còn mặn mà tham gia xuất khẩu lao động.

Ngoài ra, thực tế người muốn xuất khẩu lao động khá nhiều nhưng đòi hỏi chi phí khá cao, phải nộp trước cho công ty từ 25-30 triệu đồng. Trong khi chính sách hỗ trợ vốn vay về việc làm ban đầu chủ yếu chỉ cho các đối tượng chính sách như hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân người có công với cách mạng... "Công tác hỗ trợ người lao động ngoài chính sách còn chưa kịp thời. Những vướng mắc của những lao động không thuộc đối tượng chính sách, được hỗ trợ cho vay phải đến giữa năm 2019 mới giải quyết được nên kết quả của đề án chưa cao”, ông Từ Hoàng Ân nhìn nhận.

Trong năm 2020 có 139 người xuất khẩu lao động sang nước ngoài, 51 du học sinh vừa học vừa làm. (Trong ảnh: Du học sinh Cà Mau vừa bay sang Hàn Quốc du học).

Bên cạnh đó, phải kể đến một bộ phận tâm lý người dân còn e ngại khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tác động của gia đình ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý lao động sau khi đã xuất cảnh. Đây cũng là nguyên nhân tình trạng một số lao động tự ý phá vỡ hợp đồng, bỏ về nước trước hạn.

Để giải quyết khó khăn này, cũng như định hướng chỉ đạo thực hiện đề án trong thời gian tới, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Thân Đức Hưởng đề nghị: “Đề án là tiền đề hết sức quan trọng để thực hiện hợp tác lao động trong thời gian tiếp theo. Do đó, đề nghị Sở LĐ-TB&XH cùng các đơn vị xuất khẩu lao động, địa phương tích cực hợp tác tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân, người lao động, học sinh, sinh viên nâng cao nhận thức về xuất khẩu lao động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương”./.

Tại Hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Đề án Đưa người lao động tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2018-2020 vào chiều 27/11 đã ghi nhận, toàn tỉnh có 758 lao động xuất cảnh, đạt 75,8% kế hoạch, chủ yếu thị trường Nhật Bản. Đã có 101 người được hỗ trợ vay vốn xuất khẩu lao động với tổng số tiền giải ngân cho vay gần 10 tỷ đồng. Dịp này, UBND tỉnh đã tặng bằng khen 12 tập thể và 28 cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai, thực hiện đề án.

Hồng Nhung

推荐内容