Cục Hàng hải Việt Nam vừa làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác quản lý hạ tầng,ừaThiênHuếnângcaonănglựchiệuquảkhaitháccácbếncảkết quả bóng đá bangladesh vận tải, quy hoạch và đầu tưphát triển cảng biển. Phó chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cho biết, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung đầu tư, xây dựng kết cấu hạ biển; trong đó, chú trọng các dự ánđầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh. Tỉnh đã đề ra phương hướng phát triển, giải pháp về phát triển kinh tếbiển và được cụ thể hóa tại Quyết định số 1745/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tại buổi làm việc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã báo cáo tình hình, định hướng quy hoạch và đầu tư phát triển cảng biển tỉnh. Theo đó, đối với Khu bến Phong Điền, theo tờ trình số 3363/TTr-BGTVT ngày 29/3/2024, Khu bến Phong Điền đến năm 2030 quy mô phát triển từ 8 cầu cảng đến 12 cầu cảng với tổng chiều dài từ 1.250 m đến 2.620 m, năng lực thông qua từ 6,0 triệu tấn đến 11,0 triệu tấn. Đối với Khu bến Thuận An, theo Tờ trình số 3363/TTr-BGTVT ngày 29/3/2024, đến năm 2030 giữ nguyên quy mô hiện hữu với 02 cầu cảng và tổng chiều dài 185 m, năng lực thông qua khoảng 1,0 triệu tấn. Chiều dài luồng 5,3km. Hiện nay chiều sâu hiện tại là -3,5m và chiều sâu thiết kế là -4,5m. Đối với Khu bến Chân Mây, về bến cảng container, theo Tờ trình số 3363/TTr-BGTVT ngày 29/3/2024, quy mô phát triển từ 8 đến 10 cầu cảng với tổng chiều dài từ 2.431m đến 3.231m, năng lực thông qua từ 16,1 triệu tấn đến 23,0 triệu tấn và từ 324.100 lượt khách đến 345.000 lượt khách. Tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Cục hàng hải Việt Nam sớm trình Bộ phê duyệt Quy hoạch chi tiết vùng đất, vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo; chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thực hiện nạo vét duy tu tuyến luồng hàng hải Thuận An theo tiến độ đã được phê duyệt; nghiên cứu nạo vét mở rộng và sâu hơn tuyến luồng từ mép luồng hàng hải vào đến bến cập tàu cá để khi có bão, áp thấp nhiệt đới thì các tàu hàng tải trọng nhẹ có thể vào tránh trú bão cảng cá Thuận An kết hợp khu neo đậu tránh trú bão. Tỉnh cũng kiến nghị Cục Hàng Hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải bổ sung kế hoạch nạo vét duy tu vũng quay tàu Khu bến Chân Mây năm 2024 đạt độ sâu đến - 12,0m; đầu tư nâng cấp luồng tàu, vũng quay tàu khu vực Chân Mây đảm bảo an toàn cho tàu trọng tải đến 70.000 DWT giảm tải ra vào cảng trong giai đoạn 2025-2026. Ông Lê Đỗ Mười, Cục Trưởng Cục Hàng hải Việt Nam đánh giá cao công tác quản lý hạ tầng, vận tải, quy hoạch và đầu tư phát triển cảng biển của tỉnh, ghi nhận việc tỉnh đã có những định hướng nhằm phát triển các Khu bến thuộc cảng biển Thừa Thiên Huế phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tiềm năng và lợi thế sẵn có. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp thu những kiến nghị của tỉnh, đồng thời sẽ triển khai sớm các giải pháp nhằm nâng cao năng lực hiệu quả khai thác các bến cảng, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải, đáp ứng khai thác hiệu quả luồng tàu, vũng quay tàu, hiệu quả khai thác, kinh doanh của các chủ tàu, doanh nghiệpcảng. |