Dự án xanh không đơn giản chỉ là dự án có nhiều cây xanh |
Ông Đặng Thành Long,xanhkèo trận tottenham Giám đốc điều hành Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) cho biết, trong khoảng 2 năm trở lại đây, vấn đề phát triển dự án “xanh” đã trở thành một đề tài nóng, được đưa ra bàn thảo tại rất nhiều hội nghị, hội thảo. Tuy nhiên, thực tế, việc triển khai các công trình “xanh” hầu như vẫn giậm chân tại chỗ với số lượng dự án được chứng thực đạt tiêu chuẩn về một công trình “xanh” đếm trên đầu ngón tay.
Hiện nay, cả nước mới có khoảng 60 công trình trong tổng số hàng nghìn công trình được chứng nhận là công trình xanh, chủ yếu tập trung vào những dự án cao cấp, do một số chủ đầu tư có uy tín thực hiện.
Mặc dù thị trường đã bắt đầu nhìn thấy thực tế là các dự án đô thị xanh mang lại hiệu quả cho nhiều chủ thể, đặc biệt là những người mua nhà và sinh sống trực tiếp tại các dự án này, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhận thức của chủ đầu tư và người tiêu thụ về các dự án “xanh” vẫn không được cải thiện nhiều, dẫn đến hệ quả là các dự án gắn mác “xanh” hiện nay chủ yếu là quảng cáo theo trào lưu, như một kênh quảng bá để thu hút khách hàng.
“Vấn đề nằm ở chỗ, nếu như ở nước ngoài, ngay khi bắt đầu có ý tưởng, chủ đầu tư đã phải tìm kiếm tiêu chí về chứng nhận công trình xanh rồi mới thuê kiến trúc sư, thì tại Việt Nam ngược lại, thiết kế xong, triển khai rồi mới tìm hiểu các tiêu chí được để cấp chứng chỉ xanh. Thế nhưng, rất khó để được cấp khi cấu trúc công trình đã hoàn thành, không thể thay đổi được. Cách duy nhất là sẽ phải đầu tư trang thiết bị hệ thống vận hành thông minh hiện đại mới có thể giảm tiêu thụ nhiên liệu, nhờ đó phần nào xanh hóa được công trình. Tuy nhiên, một là giải pháp này tốn chi phí không ai làm, hai là mức độ xanh cũng chỉ ở mức tương đối”, ông Long phân tích.
Ông Trần Như Trung, Phó tổng giám đốc Capital House, một trong những đơn vị tiên phong trong việc phát triển các dự án xanh tại Việt Nam cho biết, việc phát triển các dự án bất động sản xanh không chỉ là một trào lưu để bán hàng, mà còn là xu hướng bắt buộc trên toàn thế giới với mục đích cắt giảm lượng lớn khí thải CO2 trong thời gian dài vận hành công trình. Tuy nhiên, tại Việt Nam, điều này chưa thực sự được đẩy mạnh, khi nhiều chủ đầu tư chưa có nhận thức về cách thức đầu tư một công trình theo tiêu chí “xanh” và cho rằng, sẽ ngốn chi phí đầu tư rất lớn nếu đầu tư các giải pháp về tiết kiệm năng lượng.
Dù vậy, cũng phải nhìn nhận thực tế rằng, khi đụng đến tiêu chí của một dự án bất động sản xanh mới thấy không dễ để thực hiện. Với các chủ đầu tư, không chỉ là việc phải tốn thêm 5 - 7% chi phí phát triển dự án, mà việc hy sinh bao nhiêu lợi nhuận để dành một diện tích đất không nhỏ cho không gian công cộng là điều không thể không đắn đo. Chưa kể, nhiều khi, việc đưa các vật liệu thân thiện với môi trường vào dự án cũng không khiến chủ đầu tư thoải mái, vì trước nay chưa làm bao giờ.
“Với khách hàng, dự án xanh thì thích đấy, nhưng dường như giá cả vẫn là yếu tố khiến nhiều người tính đến đầu tiên, đặc biệt với nhóm khách hàng có tiềm lực kinh tế trung bình trở xuống”, ông Trung chia sẻ và cho rằng, ngoài việc thực hiện tuyên truyền để nâng cao nhận thức của chủ đầu tư trong việc phát triển dự án xanh, thì yếu tố quan trọng là phải có chính sách hỗ trợ như ưu đãi về thuế, lãi suất... Khi đó, các chủ đầu tư sẽ mạnh dạn hơn trong việc triển khai các dự án xanh.