您现在的位置是:La liga >>正文

【bxh giải hà lan】Giải mã sức mạnh Quân đội nhân dân Việt Nam

La liga3人已围观

简介BPO - 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ...

BPO - 80 năm qua,ảimatildesứcmạnhQuacircnđộinhacircndacircnViệbxh giải hà lan dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Quân đội nhân dân Việt Nam đã cùng toàn thể dân tộc Việt Nam lập nên những kỳ tích vĩ đại của thế kỷ XX và hơn 2  thập niên đầu của thế kỷ XXI. Vậy sức mạnh của Quân đội nhân dân đến từ đâu?

Bài 1:
SỨC MẠNH VÔ ĐỊCH ĐẾN TỪ NHÂN DÂN

Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục, rèn luyện. “Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” là bản chất, quy luật phát triển của quân đội ta. Sức mạnh vô địch của quân đội ta đến từ nhân dân.

Cách đây 80 năm, ngày 22-12-1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chính thức làm lễ thành lập theo chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đây là đội quân chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.

Sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là kết tinh sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản vào điều kiện thực tiễn cách mạng Việt Nam; kế thừa kinh nghiệm và phát huy truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc.  

Lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - Ảnh tư liệu

Quân đội nhân dân Việt Nam được sinh ra từ nhân dân luôn khắc cốt ghi tâm lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không có dân thì không có bộ đội”, “Nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội”. Người còn căn dặn, nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ: “Phải nhớ rằng dân là chủ. Dân như nước, mình như cá. Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết”. Chính vì vậy, trong 10 lời thề danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam có lời thề thứ 9 mà các chiến sĩ Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đọc trong buổi ra mắt là: “Khi tiếp xúc với dân làm đúng ba điều răn: không lấy của dân, không dọa nạt dân, không quấy nhiễu dân, và ba điều nên: kính trọng dân, giúp đỡ dân, bảo vệ dân”. Những lời thề, lời răn ấy luôn được lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam tuân thủ, không chỉ xem đây như kỷ luật sắt của một đội quân mà hơn thế, đó là “mệnh lệnh” từ khối óc và con tim của mỗi người. Chỉ có dựa vào dân, được nhân dân tin yêu như con em ruột thịt thì quân đội mới giữ vững và phát huy được bản chất, truyền thống tốt đẹp của mình, nâng cao được sức mạnh chiến đấu tổng hợp của quân đội và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Xa rời nhân dân, không gắn bó mật thiết với nhân dân, không liên hệ chặt chẽ với nhân dân, không dựa vào dân thì quân đội không thể có sức mạnh chiến đấu cao, không thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Được sinh ra từ nhân dân nên cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn được nhân dân yêu quý, đùm bọc. Các bà mế, bà bủ vùng trung du, rừng núi phía Bắc hoặc những bà má phương Nam gọi họ là con, là “máu mủ, ruột già”, là tình thương yêu của mẹ dành cho thằng hai, thằng ba,... trên mỗi chặng đường hành quân ra trận.

Mới đây, trở lại Bình Phước, chúng tôi đã đến sóc Bom Bo huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ, thuộc xã Bình Minh, huyện Bù Đăng. Tại đây, chúng tôi đã gặp một số người dân từng chứng kiến các sự kiện trên mảnh đất này cách đây hơn 6 thập kỷ. Khi đó, Mỹ - ngụy liên tục càn quét, dồn dân vào ấp chiến lược hòng tiêu diệt cách mạng, cắt đứt liên hệ của người dân với cách mạng. Cả sóc Bom Bo kiên quyết không vào ấp chiến lược. Đến giữa năm 1963, khi địch vây bắt và khủng bố gắt gao thì già trẻ, gái trai của vài chục hộ dân sóc Bom Bo đã lặng lẽ băng rừng, vượt suối vào Căn cứ Nửa Lon để theo cách mạng. Ở vùng đất mới, bà con vừa xây dựng lán trại, tăng gia sản xuất vừa tham gia đánh giặc. Thanh niên thì vào bộ đội, du kích, làm giao liên. Dù bụng đói nhưng người dân vẫn dành dụm thóc để giã gạo nuôi bộ đội. Tại sóc Bom Bo khi ấy, hằng đêm bà con đều giã gạo trong ánh đuốc bập bùng, âm thanh tiếng chày cắc cụp cum… vang vọng núi rừng. Sau rất nhiều lần đến rồi đi, nhiều lần chứng kiến những hình ảnh này, cảm xúc trong lòng nhạc sĩ Xuân Hồng dâng trào, lời bài hát kèm những nốt nhạc cứ thế đến với ông rất tự nhiên. Tinh thần yêu nước nồng nàn của người dân Bom Bo được khắc ghi ngắn gọn trong cụm từ “bao nhiêu gạo là bao nhiêu tình”, không thể định lượng, đong đếm được. Và ca khúc “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” ra đời khiến quân, dân cả nước xúc động dâng trào, trở thành một bản hùng ca thôi thúc quân, dân khắp nơi đánh giặc.

Được sinh ra, nuôi dưỡng, đùm bọc và giúp đỡ của nhân dân, từ lực lượng nhỏ bé ban đầu, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự chăm lo, giáo dục, rèn luyện của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã không ngừng phát triển. Đội quân từ nhân dân mà ra đã lĩnh hội sứ mệnh lịch sử dân tộc giao phó “vì nhân dân mà chiến đấu”.Thực hiện mục tiêu, lý tưởng cao cả: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân đã thôi thúc cán bộ, chiến sĩ ta hăng hái tham gia lao động, sản xuất để vừa tự túc một phần vật chất, giảm bớt sự đóng góp của nhân dân vừa tham gia xây dựng đất nước, phục vụ “quốc kế dân sinh”.

Nhân dân đã tạo ra nguồn lực, sức mạnh lớn cho quân đội. Từ những chiến công đầu tiên Phai Khắt, Nà Ngần đến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, từ khí thế cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân và dân Hà Nội mở đầu ngày toàn quốc kháng chiến tháng 12-1946, đến trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 và cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng các lực lượng vũ trang cách mạng trong cả nước đã trưởng thành vượt bậc, trở thành quân đội cách mạng chính quy, lập nên kỳ tích, huyền thoại có thật trong thế kỷ XX.  

Kế thừa và phát huy truyền thống, giữ vững bản chất “Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”, trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện 3 chức năng cơ bản của mình trong 2 kỷ nguyên trước là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động, sản xuất. Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn sẽ là lực lượng chính trị quan trọng để tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao trình độ văn hóa pháp lý và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cho nhân dân trên các địa bàn đóng quân và cho mỗi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân có khả năng đối phó thắng lợi với mọi tình huống; xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và là lực lượng nòng cốt trong ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố thiên tai, thảm họa.

Nhận thức sâu sắc về sức mạnh đoàn kết quân - dân chính là cội nguồn sức mạnh của “Bộ đội Cụ Hồ”, trong điều kiện thời bình, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam càng phải đi sâu, đi sát, gần gũi nhân dân. Đi đôi với bồi dưỡng sức dân, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam còn phải biết tôn trọng sức dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Phải nhớ rằng, tất cả cái ăn, cái mặc, cái dùng của bộ đội đều do dân làm ra, do nhân dân dành dụm, tiết kiệm mà có và đều là mồ hôi, công sức của dân”. Đồng thời, chủ động phát hiện và kịp thời đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và quân đội, góp phần làm cho hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” thêm ngời sáng trong lòng nhân dân.

Tags:

相关文章