Hiện nay,ểmkêkhínhàkínhDoanhnghiệpvẫnđốimặtnhiềukhókhăone88 life các quốc gia trên thế giới phải thực hiện cắt giảm khí nhà kính để đạt được thỏa thuận chung tại Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và các thỏa thuận quốc tế khác về khí nhà kính, từ đó nảy sinh nhu cầu mua bán phát thải. Tại Việt Nam, kể từ năm 2025, hàng nghìn doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện kiểm kê khí thải nhà kính theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mặt khác, kể từ đầu năm 2024, nhà nhập khẩu vào EU các sản phẩm phân bón, sắt, thép, nhôm và xi măng sẽ phải thực hiện báo cáo khí thải nhà kính trên mỗi đơn vị sản phẩm theo cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới. Như vậy, ngay từ thời điểm hiện tại, kiểm kê khí thải nhà kính là vấn đề rất cấp bách, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngoại trừ một số ít doanh nghiệp FDI hoặc doanh nghiệp lớn đã triển khai, phần lớn doanh nghiệp còn lại trong danh mục cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn. Liên quan tới vấn đề này, mới đây, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tham vấn dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ và dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nhiều vấn đề đã được các chuyên gia, doanh nghiệp đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm làm rõ hơn vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ozone; quy định phân bổ hạn ngạch và quản lý tín chỉ carbon… Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, triển khai quy định Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, ngày 7/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone. Tuy nhiên, thời gian qua, tình hình phát triển thị trường carbon và nhu cầu trao đổi tín chỉ carbon trên thế giới diễn ra rất nhanh chóng, trong khi Việt Nam còn thiếu cơ sở pháp lý để sớm đưa thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải và tín chỉ carbon đi vào vận hành. Nhiều doanh nghiệp Việt vẫn chung mối lo về kiểm kê khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng. (Ảnh minh họa) |