【ket qua bong da a】Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn khó đạt mục tiêu

Khắc phục "vùng tối",ếnđộcổphầnhóathoáivốnkhóđạtmụctiêket qua bong da a thúc đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa Phân bổ vốn, tiến độ giải ngân vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm Chậm cổ phần hóa do "đất vàng" không còn được chuyển mục đích sử dụng
Theo Bộ Tài chính, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN chậm. 	Ảnh: ST
Theo Bộ Tài chính, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN chậm. Ảnh: ST

... Triển khai còn "ì ạch"

Về tình hình thoái vốn, theo báo cáo mới nhất từ Bộ Tài chính, tính đến hết ngày 24/11/2023, đã thực hiện thoái vốn nhà nước tại 4 doanh nghiệp với giá trị 8,8 tỷ đồng, thu về 19 tỷ đồng; các tập đoàn, tổng công ty, DNNN đã thoái vốn tại 7 doanh nghiệp với giá trị là 53,5 tỷ đồng, thu về 206,3 tỷ đồng.

Theo báo cáo gửi Bộ Tài chính về tình hình triển khai đề án cơ cấu lại DNNN mới đây, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho hay, trong 10 tháng năm 2023, công tác sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đang được tích cực triển khai, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Trong đó, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) bán vốn thành công tại 7 doanh nghiệp, doanh thu bán vốn đạt 72 tỷ đồng (trong đó, doanh thu bán vốn tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh là 1,5 tỷ đồng không được ghi nhận vào doanh thu của SCIC theo quy định), chênh lệch bán vốn đạt 52 tỷ đồng, doanh thu và chênh lệch bán vốn tương ứng đạt 5% và 6% so với kế hoạch năm. Ngoài ra, Ủy ban cũng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái có văn bản giao Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán giá trị quyết toán cổ phần hóa Tổng công ty Phát điện GENCO 3 (EVNGENCO3); chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) triển khai thực hiện phương án thoái vốn của PVN tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVCombank)...

Tuy vậy, công tác cổ phần hóa vẫn rất “ì ạch". Cũng theo báo cáo từ Bộ Tài chính, 11 tháng của năm 2023, chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Trong khi cả năm 2022 chỉ ghi nhận bổ sung 1 DNNN thực hiện cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 309 tỷ đồng, trong đó, giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 278 tỷ đồng.

Khó từ đâu?

Kết quả trên cho thấy tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn khó đạt mục tiêu đề ra dù Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo thúc đẩy công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại DNNN.

Các báo cáo từ Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) hàng tháng thường đưa ra lý giải, nguyên nhân chậm và không đạt kế hoạch chủ yếu phát sinh trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện. Trong đó, việc phê duyệt phương án cổ phần hóa, phương án thoái vốn chậm, việc xử lý các tồn tại về tài chính, sắp xếp các cơ sở nhà, đất theo pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công còn kéo dài.

Theo Cục Tài chính doanh nghiệp, trách nhiệm thuộc về cơ quan đại diện chủ sở hữu (các bộ, UBND cấp tỉnh đối với các DNNN được giao quản lý) và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước) và ban lãnh đạo DNNN.

Tại hội nghị tổng kết vừa qua, lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng thẳng thắn thừa nhận, việc tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn, sắp xếp lại nhà, đất tại các tập đoàn, tổng công ty nhìn chung còn chậm so với yêu cầu đề ra. Đặc biệt là tồn tại một số vướng mắc, khó khăn trong công tác sắp xếp lại, xử lý nhà, đất như quy hoạch đất đai tại địa phương, hồ sơ giấy tờ, tranh chấp quyền sử dụng đất...; số lượng cơ sở nhà đất nhiều, rải rác trên phạm vi cả nước.

Cụ thể, với các DNNN, bên cạnh các tài sản công còn các loại tài sản khác là công trình gắn liền với đất, cơ sở hạ tầng, thiết bị sản xuất. Thực trạng và tính pháp lý của các cơ sở nhà, đất này có tính chất phức tạp, dẫn tới kéo dài thời gian xử lý, như đất đang quản lý, sử dụng nhưng chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hồ sơ đất và tài sản trên đất không thuộc cùng một doanh nghiệp; một số trường hợp quản lý, sử dụng chưa đúng mục đích trên giấy phép…

Bên cạnh đó, cũng cần nhìn thẳng vào nhiều nguyên nhân chủ quan, như nhận thức và tổ chức thực hiện của một số cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đứng đầu DNNN còn chưa cao, chưa quyết liệt; công tác thanh tra, kiểm tra thời gian qua chưa có chế tài xử lý trong việc xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu DNNN, cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước trong việc chậm thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DNNN...

Chuẩn bị bước sang năm mới 2024, công tác thoái vốn, cổ phần hóa DNNN cần tiếp tục được đẩy mạnh triển khai. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan quản lý để kịp thời tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, sắp xếp lại nhà, đất của DNNN còn bất cập, chưa rõ ràng nhưng chưa hoặc chậm được điều chỉnh, bổ sung, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty, DNNN theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục đẩy mạnh công tác chuẩn bị, hoàn thiện các thủ tục cần thiết phục vụ triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn; nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đẩy nhanh tiến độ tổ chức triển khai. Bộ Tài chính yêu cầu các cơ quan đại diện chủ sở hữu cần đánh giá thận trọng để xây dựng, lập kế hoạch, phương án cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo phù hợp, khả thi, đảm bảo không thất thoát, mất vốn, tài sản của Nhà nước, đồng thời kiến nghị xử lý nghiêm trường hợp làm chậm, vi phạm quy định về cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DNNN.

La liga
上一篇:Cán bộ ngân hàng kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo 50 triệu đồng
下一篇:Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa